Khớp cắn hở loại cắn hở do răng có những nguyên nhân nào? Việc điều trị khớp cắn hở do răng thực hiện như thế nào?
Khớp cắn hở loại cắn hở do răng có những nguyên nhân nào?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục II Mục 20 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về khớp cắn hở như sau:
KHỚP CẮN HỞ
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng các răng đối diện trên cung răng không có độ cắn trùm lên nhau theo mặt phẳng đứng khi hai hàm ở tư thế khớp cắn trung tâm, khớp cắn hở có thể xảy ra ở phía trước hoặc phía sau hoặc phối hợp.
II. NGUYÊN NHÂN
1. Loại cắn hở do răng
- Do thói quen xấu bất lợi cho hàm răng
+ Thói quen mút ngón tay kéo dài: Trẻ em có thói quen mút tay kéo dài sau 4 tuổi.
+ Thói quen đẩy lưỡi: Khi lưỡi đặt ở vị trí ra trước và giữa các răng cửa trên và răng cửa dưới thường xuyên sẽ gây ra khớp cắn hở.
- Do các bệnh gây trở ngại đường thở qua mũi
+ Thở miệng do viêm amiđan.
+ Thở miệng do VA.
+ Thở miệng do thói quen và do các bệnh lý khác …
- Cản trở mọc răng: Do cứng khớp, răng không mọc đủ chiều cao thân răng.
...
Khớp cắn hở là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Khớp cắn hở là tình trạng các răng đối diện trên cung răng không có độ cắn trùm lên nhau theo mặt phẳng đứng khi hai hàm ở tư thế khớp cắn trung tâm, khớp cắn hở có thể xảy ra ở phía trước hoặc phía sau hoặc phối hợp.
Khớp cắn hở loại cắn hở do răng là do:
- Do thói quen xấu bất lợi cho hàm răng
+ Thói quen mút ngón tay kéo dài: Trẻ em có thói quen mút tay kéo dài sau 4 tuổi.
+ Thói quen đẩy lưỡi: Khi lưỡi đặt ở vị trí ra trước và giữa các răng cửa trên và răng cửa dưới thường xuyên sẽ gây ra khớp cắn hở.
- Do các bệnh gây trở ngại đường thở qua mũi
+ Thở miệng do viêm amiđan.
+ Thở miệng do VA.
+ Thở miệng do thói quen và do các bệnh lý khác …
- Cản trở mọc răng: Do cứng khớp, răng không mọc đủ chiều cao thân răng.
Khớp cắn hở (Hình từ Internet)
Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng xác định khớp cắn hở do răng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục III Mục 20 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về khớp cắn hở như sau:
KHỚP CẮN HỞ
...
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Khớp cắn hở do răng
a. Hỏi bệnh
Có thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay, thở miệng…
b. Lâm sàng
- Ngoài mặt: không có triệu chứng đặc trưng.
- Trong miệng
+ Có biểu hiện các răng đối diện không tiếp xúc nhau theo chiều đứng ở tư thế cắn trung tâm:
+ Có thể có thể có cắn hở ở một hoặc nhiều răng ở vùng các răng trước nhưng các răng sau có tiếp xúc.
+ Có thể có biểu hiện cắn hở ở vùng các răng phía sau, nhưng các răng trước có tiếp xúc.
+ Có thể có biểu hiện cắn hở cục bộ ở cả vùng răng trước và răng sau.
+ Răng cửa trên có thể ngả trước.
+ Có thể có hẹp cung răng trên.
+ Có thể răng chưa mọc hết chiều cao thân răng.
c. Cận lâm sàng
- Mẫu hàm thạch cao
+ Không có sự tiếp xúc của các răng đối diện tại vùng răng có khớp cắn hở.
+ Có thể giảm chiều rộng cung răng hàm trên trong trường hợp kém phát triển cung răng trên do thói quen đẩy lưỡi.
- X quang
+ Phim sọ nghiêng (Cephalometrics): có hình ảnh cắn hở, góc xương hàm dưới bình thường.
+ Phim toàn cảnh: có thể thấy hình ảnh răng bị cứng khớp không mọc hết chiều cao thân răng.
...
Như vậy, khi chẩn đoán xác định khớp cắn hở do răng, tiến hành hỏi bệnh có thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay, thở miệng...
Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng khớp cắn hở do răng thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Việc điều trị khớp cắn hở do răng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục IV Mục 20 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về khớp cắn hở như sau:
KHỚP CẮN HỞ
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Đóng khớp cắn hở, tạo tương quan hai hàm tối ưu.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Khớp cắn hở do răng
a. Giai đoạn sớm của răng hỗn hợp, từ 6-8 tuổi
- Loại bỏ thói quen xấu
+ Loại bỏ thói quen mút ngón tay: Quấn băng dính chống thấm nước vào ngón tay, hoặc dùng khí cụ chống mút ngón tay.
+ Loại bỏ thói quen đẩy lưỡi: dùng khí cụ rào chặn lưỡi, hoặc hướng dẫn trẻ tập lưỡi.
+ Loại bỏ thói quen thở miệng: Điều trị các bệnh lý liên quan gây trở ngại thở đường mũi, hoặc phối hợp dùng khí cụ chống thở miệng.
b. Giai đoạn muộn của răng hỗn hợp (sau 8 tuổi) và giai đoạn răng vĩnh viễn
- Điều trị loại bỏ thói quen xấu như giai đoạn sớm.
- Kết hợp điều trị với khí cụ gắn chặt
+ Gắn mắc cài hai hàm.
+ Đặt dây cung thích hợp.
+ Sử dụng chun liên hàm theo chiều đứng đóng cắn hở.
+ Có thể phối hợp làm trồi và làm lún các răng.
- Làm chụp thân răng bị cứng khớp cho đạt được khớp cắn bình thường nếu cắn hở do răng cứng khớp.
...
Việc điều trị khớp cắn hở do răng có 02 giai đoạn:
- Giai đoạn sớm của răng hỗn hợp, từ 6-8 tuổi;
- Giai đoạn muộn của răng hỗn hợp (sau 8 tuổi) và giai đoạn răng vĩnh viễn.
Từng giai đoạn thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.