Không xác định được nơi cư trú của vợ thì nộp đơn ly hôn ở đâu? Quy định về thẩm quyền giải quyết trong trường hợp không xác định nơi cư trú của đương sự như thế nào?
- Nộp đơn ly hôn ở đâu nếu không xác định được nơi cư trú của đương sự?
- Thẩm quyền giải quyết theo thỏa thuận khởi kiện ở nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn quy định như thế nào?
- Thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam quy định như thế nào?
- Thẩm quyền giải quyết theo nơi cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn quy định như thế nào?
Nộp đơn ly hôn ở đâu nếu không xác định được nơi cư trú của đương sự?
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
...."
Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp, không xác định được nơi bị đơn cư trú. Như vậy, không thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án nơi bị đơn cư trú được. Thay vào đó bạn có thể xem xét một trong ba trường hợp sau đây:
- Thoả thuận khởi kiện ở nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.
- Bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam.
- Nơi cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn.
Nộp đơn ly hôn
>>> Tải về các loại Mẫu đơn xin ly hôn
Thẩm quyền giải quyết theo thỏa thuận khởi kiện ở nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
…”
Theo đó, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Như vậy, nếu không xác định được bị đơn đang ở đâu nhưng vẫn có thể liên lạc được với bị đơn, bạn có thể xem xét thỏa thuận với bị đơn để thực hiện thủ tục khởi kiện tại nơi nguyên đơn cư trú làm việc theo điểm b khoản 1 nêu trên.
Thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam quy định như thế nào?
Nếu có căn cứ để xác định bị đơn thuộc trường hợp này thì chị nộp đơn khởi kiện tại nơi nguyên đơn cư trú, làm việc
Theo điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
...
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;"
Theo đó, nếu có căn cứ để xác định bị đơn thuộc trường hợp này thì bạn nộp đơn khởi kiện tại nơi nguyên đơn cư trú, làm việc theo điểm c khoản 1 nêu trên.
Thẩm quyền giải quyết theo nơi cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn quy định như thế nào?
Nếu chị không thể thực hiện được hai trường hợp trên thì chị có thể nộp đơn khởi kiện tại toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng
Theo điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
... "
Theo đó, nếu bạn không thể thực hiện được hai trường hợp trên thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.