Không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm có những điểm giống và khác nhau như thế nào theo quy định?

Em có thể giúp anh phân biệt không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm được không? Anh thấy 2 cái này khá giống nhau nên chưa hiểu rõ lắm chỗ này lắm, không biết chúng giống và khác nhau như thế nào. Đây là câu hỏi của anh X.B đến từ Nghệ An.

Điểm giống nhau của không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015; Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm có những điểm giống nhau cơ bản như:

- Đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

- Đều có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội nếu như họ che giấu, không tố giác tội phạm. Đối tượng có thể được miễn trách nhiệm là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp che giấu, không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

- Đều là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Người thực hiện hành vi sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

phân biệt tội

Phân biệt không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm (Hình từ Internet)

Điểm khác nhau của không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm

Căn cứ pháp lý:

- Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;

- Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;

- Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015;

- Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;

Tiêu chí

Không tố giác tội phạm

Che giấu tội phạm

Thời điểm phạm tội


Có thể phát hiện hành vi phạm tội trong cả quá trình, từ trước trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện.

Phát hiện hành vi phạm tội sau khi hành vi đó đã được thực hiện.

Ý thức



Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng vẫn giữ “im lặng”.

Không biết trước hành vi phạm tội và không hứa hẹn gì trước với người phạm tội.

Hành vi

Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền;

Là hành vi không hành động.

Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm;

Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội;

Là hành vi hành động.

Hình phạt

Người phạm tội sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người che giấu các tội: giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Miễn trách nhiệm hình sự

Đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015.

Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015.

Người phạm tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm tự đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Người phạm tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm tự đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...

Theo đó, người phạm tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm tự đầu thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

910 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào