Không thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về điều kiện như sau:
"Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế."
Không thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục như sau:
"Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp, đồng thời rà soát, xác định vị trí, diện tích, hiện trạng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng.
3. Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền phải thể hiện được vị trí, diện tích phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng.
4. Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trong hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng áp dụng theo Mẫu số 09 đối với tổ chức, Mẫu số 10 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này."
Không thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính nư sau:
"Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan."
Như vậy, nếu đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện thuộc trường hợp tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì sẽ không xử phạt hành chính mà sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.