Không thông báo về việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp bị có bị phạt không?

Trường hợp nào được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp? Không thông báo cho cơ quan chuyên ngành về việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp bị có bị phạt không?

Trường hợp nào được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp?

Theo Điều 33 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp như sau:

Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp
1. Trong trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tạm thời tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa được cấp giấy phép để phục vụ cho việc gọi cấp cứu và phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gửi thông tin, tín hiệu cấp cứu được phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả tần số vô tuyến điện không dành riêng cho gọi cứu nạn.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu phải lắng nghe trên tần số vô tuyến điện phát gọi cấp cứu, trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn.

Như vậy, trường hợp được sử tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp bao gồm: trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gửi thông tin, tín hiệu cấp cứu được phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả tần số vô tuyến điện không dành riêng cho gọi cứu nạn, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu.

Thiết bị vô tuyến

Không thông báo về việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp bị có bị phạt không? (hình từ internet)

Không thông báo cho cơ quan chuyên ngành về việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp bị có bị phạt không?

Theo Điều 66 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính vi phạm các quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp như sau:

Vi phạm các quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện sau khi sử dụng tạm thời tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa được cấp giấy phép để gọi cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không phát thông báo khi phát thử để kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị vô tuyến điện trên tần số sử dụng cho mục đích cấp cứu.

Như vậy, nếu không không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện sau khi sử dụng tạm thời tần số và thiết bị vô tuyến điện chưa được cấp giấy phép để gọi cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Những hành vi bị cấm trong sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện là gì?

Theo Điều 9 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định những hành vi bị cấm như sau:

Những hành vi bị cấm
1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
3. Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
4. Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Như vậy, có 06 hành vi bị cấm khi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện bao gồm:

- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.

- Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

- Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.

- Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
341 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào