Không thành lập Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?
Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước khi họp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 68 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.
2. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua kết quả bỏ phiếu kín và phải được đa số thành viên Hội đồng kỷ luật tán thành.
...
Như vậy, theo quy định Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.
Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước khi họp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được tham gia làm thành viên Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 66 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về thành lập Hội đồng kỷ luật như sau:
Thành lập Hội đồng kỷ luật
...
3. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
4. Trường hợp không bố trí được người tham gia Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều này do là người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định nhân sự thay thế hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng không được tham gia làm thành viên Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên gồm có:
(1) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của Kiểm soát viên bị xem xét xử lý kỷ luật;
(2) Anh, chị, em ruột; anh, em rể của Kiểm soát viên bị xem xét xử lý kỷ luật;
(3) Chị, em dâu của Kiểm soát viên bị xem xét xử lý kỷ luật;
(3) Người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm soát viên bị xem xét xử lý kỷ luật.
Không thành lập Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 67 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật như sau:
Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
2. Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Như vậy, theo quy định, không thành lập Hội đồng kỷ luật Kiểm soát viên trong các trường hợp sau đây:
(1) Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
(2) Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(3) Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.