Không nhất trí với quyết định giám đốc thẩm quyết định phúc thẩm vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Không nhất trí với quyết định giám đốc thẩm quyết định phúc thẩm vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm vụ án hình sự theo hướng bất lợi cho người bị kết án thì được thực hiện trong bao lâu?
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện khi có những căn cứ nào?
Không nhất trí với quyết định giám đốc thẩm quyết định phúc thẩm vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cùng cấp bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm phải theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; trường hợp không nhất trí với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm phải phân công Kiểm sát viên kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có trong hồ sơ vụ án để phục vụ việc tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm lại vụ án.
Theo đó, trong trường hợp không nhất trí với quyết định giám đốc thẩm quyết định phúc thẩm vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cần báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Hình từ Internet)
Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm vụ án hình sự theo hướng bất lợi cho người bị kết án thì được thực hiện trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Theo đó, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm vụ án hình sự theo hướng bất lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện khi có những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Như vậy, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau:
- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.