Không được để lại di sản thừa kế là nhà với mục đích thờ cúng trong trường hợp nào? Phần di sản dùng để thờ cúng được bán để trả nợ mà còn dư thì giải quyết như thế nào?

Không được để lại di sản thừa kế là nhà với mục đích thờ cúng trong trường hợp nào? Phần di sản dùng để thờ cúng được bán để trả nợ mà còn dư thì giải quyết như thế nào? Các khoản chi phí được ưu tiên thanh toán trước khi thực hiện phân chia di sản thừa kế bao gồm các khoản nào? Câu hỏi của anh T (Bình Thuận).

Không được để lại di sản thừa kế là nhà với mục đích thờ cúng trong trường hợp nào?

Không được để lại di sản thừa kế nhà là với mục đích thờ cúng trong trường hợp nào?

Không được để lại di sản thừa kế nhà là với mục đích thờ cúng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo đó, trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng.

Các khoản chi phí được ưu tiên thanh toán trước khi thực hiện phân chia di sản thừa kế bao gồm các khoản nào?

Tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán như sau:

Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.

Theo đó, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

- Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

- Chi phí cho việc bảo quản di sản thừa kế.

- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

- Tiền công lao động.

- Tiền bồi thường thiệt hại.

- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

- Tiền phạt.

- Các chi phí khác.

Phần di sản dùng để thờ cúng được bán để trả nợ mà còn dư thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Theo đó, trong trường hợp phần di sản dùng để thờ cúng được bán để trả nợ mà còn dư thì sẽ giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;

Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,979 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào