Không đăng ký lại tàu cá theo quy định thì chủ tàu cá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề viết số đăng ký tàu cá. Cho tôi hỏi không đăng ký lại tàu cá theo quy định thì chủ tàu cá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Thùy Dung ở Lâm Đồng.

Không đăng ký lại tàu cá theo quy định thì chủ tàu cá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về đăng ký tàu cá như sau:

Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký tàu cá hoặc không đăng ký lại tàu cá theo quy định.

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo quy định trên, chủ tàu cá không đăng ký lại tàu cá theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ tàu cá là cá nhân, và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ tàu cá là tổ chức.

Đăng ký lại tàu cá

Đăng ký lại tàu cá (Hình từ Internet)

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt chủ tàu cá không đăng ký lại tàu cá theo quy định không?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...

Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt chủ tàu cá không đăng ký lại tàu cá theo quy định.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không đăng ký lại tàu cá theo quy định là bao lâu?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không đăng ký lại tàu cá theo quy định là 01 năm.

Tàu cá bị xóa đăng ký trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 72 Luật Thủy sản 2017 quy định về xóa đăng ký tàu cá như sau:

Xóa đăng ký tàu cá
1. Tàu cá bị xóa đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu cá bị hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt;
b) Tàu cá bị mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Tàu cá được xuất khẩu, bán, tặng cho, viện trợ;
d) Theo đề nghị của chủ tàu cá.
2. Khi xóa đăng ký, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá cho chủ tàu.

Như vậy, tàu cá bị xóa đăng ký trong những trường hợp sau:

+ Tàu cá bị hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt;

+ Tàu cá bị mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Tàu cá được xuất khẩu, bán, tặng cho, viện trợ;

+ Theo đề nghị của chủ tàu cá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,711 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào