Không bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt hay không? Nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu?

Xin hỏi, nếu không bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt hay không? Nếu bị phạt thì mức phạt đối với trường hợp này là bao nhiêu? Do chỗ tôi ở có công ty xây dựng một công trình xây đập ngăn lũ, nhưng dạo gần đây, tôi thấy đập có hiện tượng nứt và rất cũ, mực nước thì dâng cao qua khỏi đập ngăn lũ. Nhưng tôi thấy không có xây dựng lại hay nâng cấp gì hết. Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm công trình phòng, chống thiên tai được định nghĩa như thế nào? Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai là gì?

Công trình phòng, chống thiên tai là gì?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 định nghĩa công trình phòng, chống thiên tai như sau:

"Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai"

Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai là gì?

Tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau:

- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Không bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt không?

Không bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt không?

Không bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai có bị phạt hay không?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác như sau:

+ Không xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai;

+ Không xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;

+ Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai;

+ Không thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình và xây dựng, củng cố, mở rộng hạng mục công trình hạ tầng làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới;

+ Không kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng; khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình;

+ Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý mà không chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời không báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền;

+ Không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai, trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn trong khu vực;

+ Không tổ chức hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng trong phạm vi quản lý để nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại;

+ Không lập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

- Hành vi không đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác, bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

Như vậy, không bảo dưỡng công trình phòng, chống thiên tai sẽ bị phạt từ 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP thì mức phạt tại nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Do đó, trường hợp của anh/chị cung cấp thì công trình đập ngăn lũ này thuộc tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng và bảo dưỡng. Như vậy, mức phạt áp dụng trong trường hợp này là từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp văn bản chỉ đạo ứng phó với mưa lũ do ảnh hưởng bão số 3 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, TP Hà Nội cập nhật?
Pháp luật
Đóng cửa xả đáy là sao? Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang lúc 8h ngày 11/9/2024 thế nào?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội là bao nhiêu thì đạt cấp báo động 3 lũ? Các cấp độ lũ lụt sông Hồng tại Hà Nội?
Pháp luật
Hộ đê là gì? Chủ lực hộ đê là ai? Ai là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ?
Pháp luật
Cập nhật tình hình lũ lụt ở miền Bắc mới nhất xem ở đâu? Đối tượng nào sẽ được nhà nước hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do bão?
Pháp luật
Mức đóng góp Quỹ phòng chống thiên tai hiện tại là bao nhiêu? Đối tượng nào được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp vào quỹ phòng chống thiên tai?
Pháp luật
Xử phạt không đóng quỹ phòng chống thiên tai ra sao? Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai?
Pháp luật
Trách nhiệm đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai của Doanh nghiệp hiện nay quy định ra sao? Có bắt buộc hay không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
981 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
07 văn bản quan trọng về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào