Không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
- Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định là gì?
- Không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định không?
Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định là gì?
Căn cứ Điều 31 Luật Viễn thông 2009 quy định về dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định như sau:
Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định
1. Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định là dịch vụ điện thoại cố định nội hạt thông báo việc hoạt động không bình thường hoặc mất liên lạc của số thuê bao điện thoại cố định do doanh nghiệp quản lý và yêu cầu khắc phục sự cố.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm khả năng truy nhập và miễn giá cước đối với dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Theo quy định trên, dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định là dịch vụ điện thoại cố định nội hạt thông báo việc hoạt động không bình thường hoặc mất liên lạc của số thuê bao điện thoại cố định do doanh nghiệp quản lý và yêu cầu khắc phục sự cố.
Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định (Hình từ Internet)
Không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định như sau:
Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Không bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.
2. Không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, không đăng trong Danh bạ điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Phân định thẩm quyền
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14; các khoản 1, 2 và 3 Điều 15; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16; Điều 17; khoản 1 Điều 18; các Điều 20 và 21; các khoản 1 và 2 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 25; các khoản 1, 2 và 3 Điều 26; khoản 1 Điều 27; các Điều 28, 29, 30, 31 và 32; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11 và 12 Điều 33; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 và 41; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42; khoản 1 Điều 43; các Điều 44, 45, 46 và 47; các khoản 1 và 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; các Điều 50 và 51; các khoản 1 và 2 Điều 52; các Điều 53 và 54; các khoản 1, 2 và 3 Điều 55; các Điều 56 và 57; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 58; khoản 1 Điều 59; các Điều 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 và 73; các khoản 1, 2 và 3 Điều 74; các khoản 1 và 2 Điều 77; các Điều 78, 79, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92 và 93; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 94; các khoản 1, 2 và 3 Điều 95; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 96; các Điều 98, 99, 100, 101 và 102; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 103; các khoản 1,2, 3, 4 và 5 Điều 104; các Điều 105 và 106; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 107; khoản 1 Điều 108; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 109; khoản 1 Điều 110; các khoản 1, 2 và 3 Điều 111; các khoản 1 và 2 Điều 112; Điều 113 Nghị định này.
...
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông không bảo đảm truy nhập đến dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.