Không áp dụng thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong trường hợp nào?

Tôi có thắc mắc là không áp dụng thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong trường hợp nào? Nguồn tiền thưởng hợp đồng này từ đâu? Câu hỏi của chị Như ở Gia Lai.

Không áp dụng thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 15/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thưởng như sau:

Nguyên tắc thưởng
1. Công trình, hạng mục công trình phải được thực hiện theo đúng hợp đồng (về số lượng, khối lượng, chất lượng), đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc thưởng hợp đồng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; phải được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được thể hiện trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
3. Việc thưởng hợp đồng được áp dụng cho từng gói thầu cụ thể. Số tiền thưởng không vượt nguồn tiền thưởng quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Việc thưởng hợp đồng chỉ áp dụng đối với nhà thầu tuân thủ pháp luật trong thực hiện gói thầu và có nguồn tiền thưởng thực tế.
5. Không áp dụng thưởng đối với các trường hợp xác định giá gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và ký kết hợp đồng không theo quy định pháp luật về xây dựng nhằm trục lợi tiền thưởng.

Theo đó, không áp dụng thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đối với các trường hợp xác định giá gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và ký kết hợp đồng không theo quy định pháp luật về xây dựng nhằm trục lợi tiền thưởng.

Ngoài ra, việc thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội còn áp dụng các nguyên tắc sau:

- Công trình, hạng mục công trình phải được thực hiện theo đúng hợp đồng (về số lượng, khối lượng, chất lượng), đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Việc thưởng hợp đồng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; phải được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được thể hiện trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

- Việc thưởng hợp đồng được áp dụng cho từng gói thầu cụ thể. Số tiền thưởng không vượt nguồn tiền thưởng theo quy định.

- Việc thưởng hợp đồng chỉ áp dụng đối với nhà thầu tuân thủ pháp luật trong thực hiện gói thầu và có nguồn tiền thưởng thực tế.

gói thầu

Thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông (Hình từ Internet)

Nguồn tiền thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội từ đâu?

Theo Điều 4 Nghị định 15/2023/NĐ-CP quy định về nguồn tiền thưởng hợp đồng như sau:

Nguồn tiền thưởng hợp đồng
Tiền thưởng hợp đồng được sử dụng từ số tiền dư sau đấu thầu (bao gồm cả chỉ định thầu).

Theo quy định trên, tiền thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được sử dụng từ số tiền dư sau đấu thầu, bao gồm cả chỉ định thầu.

Tính số tiền thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo phương pháp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 15/2023/NĐ-CP quy định về phương pháp tính số tiền thưởng như sau:

Phương pháp tính số tiền thưởng
Số tiền thưởng (T) = TD x TG x K.
Trong đó:
- TD là Số tiền dư sau đấu thầu = Giá gói thầu theo dự toán được duyệt (không tính dự phòng) - Giá trúng thầu (không tính dự phòng).
- TG là Tỷ lệ thời gian rút ngắn (%) = Thời gian rút ngắn (ngày)/Thời gian thực hiện theo hợp đồng (ngày). Trường hợp TG > 20% thì TG được lấy giá trị bằng 20%.
Thời gian thực hiện theo hợp đồng là thời gian được xác định cụ thể trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, không tính thời gian gián đoạn do các yếu tố chủ quan từ phía chủ đầu tư, yếu tố khách quan vì các lý do bất khả kháng được hai bên thỏa thuận.
Thời gian rút ngắn = Thời gian thực hiện theo hợp đồng - Thời gian thực hiện gói thầu thực tế.
- K là Hệ số khuyến khích = 5.

Như vậy, số tiền thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông (T) = TD x TG x K.

Trong đó:

- TD là Số tiền dư sau đấu thầu = Giá gói thầu theo dự toán được duyệt (không tính dự phòng) - Giá trúng thầu (không tính dự phòng).

- TG là Tỷ lệ thời gian rút ngắn (%) = Thời gian rút ngắn (ngày)/Thời gian thực hiện theo hợp đồng (ngày). Trường hợp TG > 20% thì TG được lấy giá trị bằng 20%.

Thời gian thực hiện theo hợp đồng là thời gian được xác định cụ thể trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, không tính thời gian gián đoạn do các yếu tố chủ quan từ phía chủ đầu tư, yếu tố khách quan vì các lý do bất khả kháng được hai bên thỏa thuận.

Thời gian rút ngắn = Thời gian thực hiện theo hợp đồng - Thời gian thực hiện gói thầu thực tế.

- K là Hệ số khuyến khích = 5.

Xem Danh mục dự án được áp dụng quy định về thí điểm thưởng hợp đồng tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 15/2023/NĐ-CP.

Tải về Danh mục dự án được áp dụng quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án giao thông tại đây:

Tải về

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

757 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào