Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay là bao nhiêu kí? Vị trí nào không được phép đặt bình chữa cháy?

Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay là bao nhiêu kí? Vị trí nào không được phép đặt bình chữa cháy? Phân biệt quy đinh về thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả và tầm phun xa giữa bình chữa cháy xách tay loại A và bình chữa cháy xách tay loại B?

Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay là bao nhiêu kí?

Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay được quy định tại tiểu mục 3.15 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo:

3.15. Bình chữa cháy xách tay (pertable fire extinguisher)
Bình chữa cháy được thiết kế để mang và vận hành bằng tay và khi làm việc có khối lượng không lớn hơn 20 kg.
CHÚ THÍCH: Cho phép chấp nhận các bình chữa cháy có khối lượng tổng đến 25 kg khi được nạp đầy.

Theo đó, bình chữa cháy cầm tay được thiết kế để mang và vận hành bằng tay và khi làm việc có khối lượng không lớn hơn 20 kg.

Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay là bao nhiêu kí? Vị trí nào không được phép đặt bình chữa cháy?

Khối lượng tối đa của một bình chữa cháy xách tay là bao nhiêu kí? Vị trí nào không được phép đặt bình chữa cháy? (hình từ internet)

Phân biệt quy đinh về thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả và tầm phun xa giữa bình chữa cháy xách tay loại A và bình chữa cháy xách tay loại B?

Theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo có đề cập về thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả và tầm phun xa giữa bình chữa cháy xách tay loại A và bình chữa cháy xách tay loại B như sau:

Tiêu chí

Bình chữa cháy loại A

Bình chữa cháy loại B

Thời gian phun nhỏ nhất

Thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả của các bình chữa cháy loại A không được nhỏ hơn 8 s. Các bình chữa cháy loại 2A hoặc cao hơn phải có thời gian phun nhỏ nhất là 13 s.

Thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả của các bình chữa cháy loại B không được nhỏ hơn giá trị thích hợp cho trong Bảng 1.

Yêu cầu

Khi thử ba bình chữa cháy xách tay phù hợp với 7.2.1.2, khoảng thời gian hoạt động của mỗi bình phải ở trong khoảng ± 3s của giá trị trung bình đối với các bình chữa cháy dùng bột chữa cháy và trong khoảng 15 % của giá trị trung bình đối với các bình chữa cháy khác nhưng giá trị thời gian không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất đã quy định.

Khi thử ba bình chữa cháy xách tay phù hợp với 7.2.2.2, khoảng thời gian hoạt động của mỗi bình phải ở trong khoảng ± 3 s của giá trị trung bình đối với các bình chữa cháy dùng bột chữa cháy và trong khoảng 15 % của giá trị trung bình đối với các bình chữa cháy khác nhưng giá trị thời gian không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất đã quy định.

Phương pháp thử

Thực hiện thử nghiệm các bình chữa cháy xách tay trong 5 min sau khi được lấy ra khỏi nhiệt độ ổn định hóa. Bảo quản các bình chữa cháy xách tay dùng để thử ở vị trí thẳng đứng trong thời gian ít nhất là 18 h ở nhiệt độ 20 oC ± 5 oC trước khi thực hiện các thử nghiệm và duy trì nhiệt độ trong phạm vi này tới khi được thử.

Thực hiện thử nghiệm các bình chữa cháy xách tay trong 5 min sau khi được lấy ra khỏi nhiệt độ ổn định hóa. Bảo quản các bình chữa cháy xách tay dùng để thử ở vị trí thẳng đứng trong thời gian ít nhất là 18 h ở nhiệt độ 20o C ± 5o C trước khi thực hiện các thử nghiệm và duy trì nhiệt độ trong phạm vi này tới khi được thử.

Bình chữa cháy xách tay phải đặt ở vị trí nào? Những khu vực, vị trí nào không được phép đặt bình chữa cháy?

Theo tiết 5.1.1.6 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí có đề cập bình chữa cháy được bố trí theo thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5 TCVN 7435-1. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ theo quy định tại 5.1.1.5.

Cũng theo quy định này thì bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức và được bố trí tại:

(i) Nơi mà những người theo đường thoát nạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng;

(ii) Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi;

(iii) Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có cấu trúc giống nhau.

Lưu ý: Không đặt các bình chữa cháy ở các khu vực, vị trí sau:

(i) Khi đám cháy tiềm ẩn có thể ngăn cản việc tiếp cận chúng;

(ii) Gần các thiết bị sinh nhiệt mà có thể làm ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả của bình chữa cháy;

(iii) Ở những vị trí khuất sau cửa ra vào, trong tủ không quan sát được bình chữa cháy hoặc hốc sâu;

(iv) Nơi chúng có thể gây cản trở lối thoát nạn;

(v) Ở các vị trí trong phòng hoặc hành lang cách xa lối ra trừ trường hợp cần thiết đối với nguy hiểm cháy;

(vi) Nơi chúng có thể bị hỏng do các hoạt động thường ngày.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
434 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào