Khối lượng đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên được xác định bằng phương pháp nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là đất đá bóc trong trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên được phân chia như thế nào? Khối lượng đất đá bóc được xác định dựa theo phương pháp nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.Đ đến từ Quảng Ninh.

Đất đá bóc là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-BCT giải thích về đất đá bóc như sau:

Đất đá bóc là phần đất đá phải bóc theo yêu cầu kỹ thuật để phục vụ công tác khai thác than. Thể tích đất đá bóc được ký hiệu là V Đ, đơn vị tính là m3

Như vậy, theo quy định trên thì đất đá bóc là phần đất đá phải bóc theo yêu cầu kỹ thuật để phục vụ công tác khai thác than.

Thể tích đất đá bóc được ký hiệu là V Đ, đơn vị tính là m3.

đất đá bóc

Đất đá bóc (Hình từ Internet)

Đất đá bóc trong trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên được phân chia như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2018/TT-BCT, có quy định về phân chia đất đá bóc thực hiện như sau:

Phân chia đất đá bóc thực hiện
Đất đá bóc thực hiện được phân chia thành đất đá bóc trong kế hoạch năm và đất đá bóc ngoài kế hoạch năm. Đất đá bóc trong kế hoạch năm được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện để nghiệm thu, đất đá bóc ngoài kế hoạch năm không được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện để nghiệm thu.
1. Đất đá bóc trong kế hoạch năm bao gồm:
a) Đất đá nằm trong thiết kế mỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong kế hoạch năm được người đứng đầu tổ chức, cá nhân khai thác than/cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp phê duyệt và đã được xúc bốc, vận chuyển, đổ thải theo quy định.
b) Đất đá phát sinh do quá trình khai thác bị trượt lở, gây ảnh hưởng đến các tầng, moong khai thác, đường vận tải, rãnh thoát nước, bắt buộc phải bốc đi để đảm bảo sản xuất thì được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện trong kế hoạch năm. Đối với đất đá phát sinh nằm ngoài ranh giới thiết kế mỏ thì phải lập phương án xử lý riêng và được người đứng đầu tổ chức, cá nhân khai thác than/cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp phê duyệt và không được tính vào hệ số bóc của mỏ.
2. Đất đá bóc ngoài kế hoạch năm là đất đá bóc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp xúc bốc đất đá ngoài giới hạn của kế hoạch năm nhưng vẫn nằm trong ranh giới thiết kế mỏ thì cho phép tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện của năm tiếp theo nếu kế hoạch năm tiếp theo quy định cho bóc đến giới hạn đó.
3. Đất đá bóc trước đây được phép đổ tạm trong phạm vi ranh giới thiết kế mỏ và đã được nghiệm thu nhưng theo kỳ kế hoạch phải xúc bốc, vận chuyển đổ ra bãi thải theo quy định thì không được tính vào hệ số bóc của mỏ và phải thống kê riêng, xếp vào loại đất đá mềm, thể trọng thấp, không phải khoan, nổ mìn và chỉ được dùng để tính chi phí xúc bốc, vận chuyển.

Như vậy, theo quy định trên thì đất đá bóc trong trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên thực hiện phân chia thành đất đá bóc trong kế hoạch năm và đất đá bóc ngoài kế hoạch năm được quy định cụ thể trên.

Đất đá bóc trong kế hoạch năm được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện để nghiệm thu, đất đá bóc ngoài kế hoạch năm không được tính vào khối lượng đất đá bóc thực hiện để nghiệm thu.

Khối lượng đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên được xác định bằng phương pháp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 34/2018/TT-BCT, có quy định về nguyên tắc xác định khối lượng đất đá bóc như sau:

Nguyên tắc xác định khối lượng đất đá bóc
1. Khối lượng đất đá bóc được xác định, nghiệm thu bằng phương pháp đo đạc tính toán trắc địa. Số liệu đo đạc là số liệu chính thức để tính toán khối lượng đất đá bóc thực hiện. Thời gian đo đạc để nghiệm thu cho phép sớm hoặc muộn tối đa ±5 ngày so với ngày cuối cùng của kỳ nghiệm thu.
2. Khối lượng đất đá bóc nghiệm thu cho các ngày đo sớm hoặc đo muộn so với ngày cuối kỳ được quy chuyển từ số liệu thống kê theo mô hình xe nhân với tỷ lệ chênh lệch giữa số liệu đo đạc và số liệu thống kê theo mô hình xe của tháng trước đó và dùng để cộng hoặc trừ vào kết quả đo đạc nghiệm thu cuối kỳ.
3. Khối lượng nghiệm thu của kỳ cuối bằng tổng khối lượng tính được từ bản đồ đầu kỳ đến bản đồ cuối kỳ trừ đi khối lượng đã nghiệm thu.
4. Trường hợp không thể xác định được khối lượng đất đá bóc bằng phương pháp đo đạc tính toán trắc địa thì được phép xác định bằng phương pháp thống kê theo mô hình xe theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Việc xác định khối lượng đất đá bóc được thực hiện theo Phụ lục số 1 Thông tư này.

Như vậy, khối lượng đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên được xác định bằng phương pháp đo đạc tính toán trắc địa.

Số liệu đo đạc là số liệu chính thức để tính toán khối lượng đất đá bóc thực hiện. Thời gian đo đạc để nghiệm thu cho phép sớm hoặc muộn tối đa ±5 ngày so với ngày cuối cùng của kỳ nghiệm thu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,561 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào