Khoảng lùi trong quy hoạch là gì? Quy định khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường và chiều cao xây dựng công trình đối với các khu vực phát triển mới?
- Khoảng lùi trong quy hoạch là gì?
- Quy định khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường và chiều cao xây dựng công trình đối với các khu vực phát triển mới?
- Nếu do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi tối thiểu thì khoảng lùi công trình xác định ra sao?
Khoảng lùi trong quy hoạch là gì?
Căn cứ tại tiết 1.4.24 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD như sau:
Khoảng lùi trong quy hoạch là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Trong đó, theo quy định tại tiết 1.4.22 và 1.4.23 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD thì:
Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất
Khoảng lùi trong quy hoạch là gì? Quy định khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường và chiều cao xây dựng công trình đối với các khu vực phát triển mới? (Hình từ Internet)
Quy định khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường và chiều cao xây dựng công trình đối với các khu vực phát triển mới?
Căn cứ tại tiết 2.6.2 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới:
Theo đó khoảng lùi của công trình đối với các khu vực phát triển mới:
- Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7 ;
- Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
Bảng 2.7: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình
Nếu do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi tối thiểu thì khoảng lùi công trình xác định ra sao?
Căn cứ tại tiết 2.7.5 tiểu mục 2.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD yêu cầu về không gian và sử dụng đất các khu vực hiện hữu trong đô thị:
Quy định về khoảng lùi công trình trên các tuyến đường
Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi theo quy định tại Bảng 2.7 thì khoảng lùi được xác định trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên tuyến phố hoặc một đoạn phố.
Lưu ý về đối tượng áp dụng yêu cầu về không gian và sử dụng đất các khu vực hiện hữu trong đô thị (tiết 2.7.2 tiểu mục 2.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD)
Quy định về đối tượng áp dụng như sau:
- Các khu di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị cần bảo tồn được quy định riêng trong quy chế quản lý kiến trúc hoặc trong quy định quản lý của đồ án quy hoạch xây dựng căn cứ theo đặc thù từng đô thị và phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và ATMT;
- Các khu vực quy hoạch thuộc hai bên tuyến đường xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng (từ đường cấp khu vực trở lên); các dự án tái phát triển đô thị có quy mô ≥ 3 ha thuộc khu vực hiện hữu trong đô thị phải áp dụng quy định trong điểm 2.6;
- Các khu vực được xác định trong quy hoạch cao hơn là khu vực chỉ cải tạo, chỉnh trang nhằm cải thiện cảnh quan, kiến trúc, nâng cao chất lượng môi trường nhưng không làm tăng quy mô dân số và không làm thay đổi chức năng sử dụng đất, việc xác định các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc căn cứ vào quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được duyệt theo đặc thù từng đô thị và phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và ATMT hoặc áp dụng các quy định từ điểm 2.7.3 đến điểm 2.7.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD
- Các khu vực hiện hữu trong đô thị đã được xác định trong quy hoạch cao hơn không thuộc các nhóm đối tượng trên cho phép áp dụng quy định từ điểm 2.7.3 đến điểm 2.7.7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.