Khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì có phải liên đới trả nợ cho vợ cũ do vẫn chung hộ khẩu không?
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hậu quả và việc chấm dứt hiệu lực ra sao?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Theo đó, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hậu quả và việc chấp dứt hiệu lực thực hiện như quy định trên. Gửi đến bạn đọc thông tin tham khảo thêm.
Khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì có phải liên đới trả nợ cho vợ cũ do vẫn chung hộ khẩu?
Vợ chồng ly hôn được một năm, theo quy định của pháp luật, việc bạn có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho vợ cũ hay không sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát sinh khoản nợ, mục đích, tính chất khoản vay.
Trường hợp 1: Khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, vợ vay tiền trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt chung của gia đình như chi phí ăn uống, thuê nhà, giáo dục, viện phí,... dù biết hay không biết việc này, bạn có nghĩa vụ cùng trả nợ.
Nếu khoản vay vì mục đích riêng, để chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về số tiền đó, bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới.
Tuy nhiên với trường hợp này, bạn phải chứng minh được vợ chi tiêu cá nhân mà không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về số tiền đó.
Trường hợp 2: Khoản nợ có sau khi ly hôn
Theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Hai người ly hôn và bạn không thực hiện vay tiền cùng vợ cũ nên không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.
Tên cùng hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc xác định nơi cư trú của một người. Vợ chồng ly hôn nghĩa là chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Việc vợ bạn vẫn còn trong hộ khẩu nhà bạn không ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân cũng như nghĩa vụ trả nợ của bạn trong trường hợp này.
Tải về mẫu thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Khoản nợ phát sinh
Trước khi ly hôn thì trong thời kỳ hôn nhân tài sản chung được quy định chia như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Theo đó, trước khi ly hôn thì trong thời kỳ hôn nhân tài sản chung được quy định chia như trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng được xác định như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.