Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản để cấp sổ ATA là bao nhiêu? Thời hạn bảo đảm hàng hóa tối đa là bao lâu?
Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản để cấp sổ ATA là bao nhiêu?
Căn cứ từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 18 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản như sau:
Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản
1. Cơ quan bảo đảm tại Việt Nam là VCCI.
2. Khoản bảo đảm để cấp sổ ATA do VCCI xác định theo mức 110% tổng số tiền thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác cao nhất của quốc gia có hàng hóa tạm quản đi qua.
Trường hợp khoản bảo đảm không đủ để trả thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) của hàng hóa tạm quản thì chủ sổ ATA có nghĩa vụ phải trả bổ sung các khoản còn thiếu cho VCCI.
3. Đối với hàng hóa tạm xuất từ Việt Nam thì đồng tiền bảo đảm là đồng Việt Nam. Các trường hợp khác thì đồng tiền bảo đảm thực hiện theo quy định của nước đi.
4. Đồng tiền nộp thuế đối với các khoản thuế phát sinh tại Việt Nam là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Trị giá tính thuế nhập khẩu tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6. Cách tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
...
Theo đó, cơ quan bảo đảm tại Việt Nam là VCCI. Khoản bảo đảm để cấp sổ ATA do VCCI xác định theo mức 110% tổng số tiền thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác cao nhất của quốc gia có hàng hóa tạm quản đi qua.
Trường hợp khoản bảo đảm không đủ để trả thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) của hàng hóa tạm quản thì chủ sổ ATA có nghĩa vụ phải trả bổ sung các khoản còn thiếu cho VCCI.
Và đối với hàng hóa tạm xuất từ Việt Nam thì đồng tiền bảo đảm là đồng Việt Nam. Các trường hợp khác thì đồng tiền bảo đảm thực hiện theo quy định của nước đi.
Hàng hóa tạm quản (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo đảm hàng hóa tạm quản tối đa là bao lâu?
Theo từ khoản 7 đến khoản 9 Điều 18 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản như sau:
Khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản
...
7. Chủ sổ thực hiện bảo đảm bằng thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc nộp tiền bảo đảm cho VCCI trước khi được cấp sổ ATA.
8. Thời hạn bảo đảm tối đa là 33 tháng kể từ ngày cấp sổ ATA.
9. Trường hợp cơ quan bảo đảm hoặc chủ sổ chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì phải nộp tiền chậm nộp. Việc tính tiền chậm nộp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Quá thời hạn nộp thuế theo quy định mà cơ quan bảo đảm hoặc chủ sổ ATA chưa nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) vào ngân sách nhà nước thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
Theo quy định trên, chủ sổ thực hiện bảo đảm bằng thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc nộp tiền bảo đảm cho VCCI trước khi được cấp sổ ATA. Và thời hạn bảo đảm tối đa là 33 tháng kể từ ngày cấp sổ ATA.
Việc giải chấp khoản bảo đảm hàng hóa tạm quản đã nộp được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 64/2020/NĐ-CP giải chấp khoản bảo đảm như sau:
Giải chấp khoản bảo đảm
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn trả sổ ATA đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, VCCI giải chấp khoản bảo đảm cho chủ sổ.
2. Trường hợp sổ ATA bị mất, rách nát hoặc bị phá hủy thì khoản bảo đảm chỉ được giải chấp sau 21 tháng kể từ ngày sổ ATA hết hạn.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn trả sổ ATA đầy đủ, hợp lệ, VCCI giải chấp khoản bảo đảm cho chủ sổ.
Trường hợp sổ ATA bị mất, rách nát hoặc bị phá hủy thì khoản bảo đảm chỉ được giải chấp sau 21 tháng kể từ ngày sổ ATA hết hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.