Kho bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu gì? Quy trình kiểm tra hàng hóa khi nhập kho ra sao?

Về xây dựng kho bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu như thế nào? Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển vũ khí dự trữ nhà nước nhập kho như thế nào? Quy trình kiểm tra vũ khí khi nhập kho ra sao? Tôi cảm ơn.

Kho bảo quản vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA về dự trữ nhà nước đối với vũ khí - vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Bộ Công an quản lý do Bộ Công an ban hành quy định về nhà kho cất giữ vũ khí dự trữ nhà nước như sau:

- Bảo đảm các tiêu chuẩn về xây dựng hiện hành;

- Có mái che, tường bao bảo vệ, chống mưa nắng;

- Nền nhà kho phải chịu được tải trọng tối thiểu 5 tấn/m2;

- Bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy, chống sét, bảo vệ, thoát nước;

- Bảo đảm yêu cầu về chiếu sáng cho công tác bảo vệ, kiểm tra, bảo quản.

Lưu ý: Tiêu chuẩn về nhà kho này không áp dụng đối với đạn và vật liệu nổ.

Bên cạnh đó tại tiểu mục 1.3.2 Mục này có quy định về các trang thiết bị trong nhà kho như sau:

"1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
1.3.2. Trang thiết bị trong nhà kho
- Đối với nhà kho nửa kín: Được trang bị các loại giá kê hàng hoặc ụ kê, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm, chổi chít, khăn lau, phất trần, các loại dụng cụ bảo quản, nhập, xuất, phòng cháy, chữa cháy và các thiết bị khác dùng cho công tác bảo quản bảo đảm các tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Nhà kho kín: Được trang bị như nhà kho nửa kín song có thêm các thiết bị như: Máy điều hòa nhiệt độ, tủ bảo quản, máy hút ẩm, máy sấy khô không khí và các thiết bị khác dùng cho công tác bảo quản bảo đảm các tiêu chuẩn của nhà sản xuất."

Theo đó khi xây dựng và sử dụng nhà kho cất giữ vũ khí phải đảm bảo yêu cầu về nhà kho và trang thiết bị trong nhà kho theo quy định như trên.

Kho bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu gì? Quy trình kiểm tra hàng hóa khi nhập kho ra sao?

Kho bảo quản vũ khí dự trữ nhà nước phải tuân thủ các yêu cầu gì? Quy trình kiểm tra hàng hóa khi nhập kho ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển vũ khí dự trữ nhà nước nhập kho như thế nào?

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định về vận chuyển vũ khí dự trữ nhà nước như sau:

"2. THỦ TỤC GIAO NHẬN
2.1. Vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải có thùng kín, sạch, không có các hóa chất độc hại. Không được chở vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ với các hàng hóa khác, các chất dễ gây cháy, nổ;
- Trong quá trình vận chuyển, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Khi sắp xếp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phải đúng quy tắc an toàn của từng mặt hàng, tránh va đập.
..."

Theo đó phương tiện vận chuyển vũ khí dự trữ nhà nước phải có thùng kín, sạch, không có các hóa chất độc hại.

Không được chở vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ với các hàng hóa khác, các chất dễ gây cháy, nổ.

Quy trình kiểm tra vũ khí dự trữ nhà nước khi nhập kho ra sao?

Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA về quy trình kiểm tra hàng hóa khi nhập kho như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu

Trước khi giao nhận nhập kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải có các tài liệu sau:

- Kế hoạch nhập hàng, phiếu nhập kho;

- Hợp đồng mua sắm, sản xuất;

- Các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất về cấu tạo, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng đối với từng loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (đối với hàng nhập khẩu thì phải có 01 bản dịch các tài liệu này sang tiếng Việt) và các loại tài liệu có liên quan khác.

Bước 2: Kiểm tra hàng hóa khi giao nhận

- Kiểm tra về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa

Số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận đúng theo các chứng từ giao nhận và hợp đồng mua bán kèm theo.

- Kiểm tra về bao bì, bao kiện đóng gói bên ngoài

Kiểm tra về ký mã hiệu trên bao bì, tính phù hợp với hàng hóa, tình trạng chất lượng bao bì, bao kiện đóng gói.

- Kiểm tra về chất lượng

+ Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra ký mã hiệu trên hàng hóa, độ sáng bóng của thiết bị, kiểm tra xem có các hiện tượng tự lão hóa, hoen rỉ, xây xước, cong vênh hay không;

+ Kiểm tra số lượng và tính đồng bộ của các phụ kiện đi kèm của thiết bị;

+ Kiểm tra sự vận hành của thiết bị: Yêu cầu bên cung cấp cho các thiết bị vận hành thử và kiểm tra kết quả thu được của thiết bị (nếu lượng hàng nhập về nhiều thì có thể kiểm tra xác xuất).

Bước 3: Lập biên bản giao nhận

Sau khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra sản phẩm đúng theo quy định, tiến hành lập biên bản bàn giao chung giữa các bên và biên bản bàn giao chi tiết cho lô vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,977 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào