Kho bảo quản khoai tây cần được trang bị những thiết bị gì? Khoai tây trước khi đưa vào bảo quản phải đảm bảo chất lượng thế nào?

Cho tôi hỏi kho bảo quản khoai tây cần được trang bị những thiết bị gì? Khoai tây trước khi đưa vào bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo phải đảm bảo chất lượng thế nào? Câu hỏi của chị N.T.M.A từ Phú Thọ.

Khoai tây trước khi đưa vào bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo phải đảm bảo chất lượng thế nào?

Yêu cầu đối với khoai tây trước khi đưa vào bảo quản được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9695:2013 (ISO 7562:1990) về Khoai tây - Hướng dẫn bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo như sau:

- Khoai tây dùng để bảo quản phải được thu hoạch khi đã phát triển hoàn toàn, thường có những đặc điểm là vỏ không bị bong ra khi được chà bằng tay.

- Khoai tây đã thu hoạch không nên để ngoài trời, sẽ bị hư hỏng do mưa và ánh nắng mặt trời.

- Khoai tây đưa vào bảo quản không được:

+ Nhiễm bệnh rệp vừng hoặc bệnh thối mục;

+ Tổn thương vì sương giá;

+ Có nhiều hơn 10 % củ bị hư hỏng nặng trong mỗi lô hàng;

+ Có nhiều hơn 5 % tạp chất trên mỗi lô hàng (ví dụ: đất, cành cây và các tạp chất ngoại lai).

Kho bảo quản khoai tây cần được trang bị những thiết bị gì? Khoai tây trước khi đưa vào bảo quản phải đảm bảo chất lượng thế nào?

Khoai tây trước khi đưa vào bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo phải đảm bảo chất lượng thế nào? (Hình từ Internet)

Kho bảo quản khoai tây cần được trang bị những thiết bị gì?

Việc trang bị kho bảo quản khoai tây được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9695:2013 (ISO 7562:1990) về Khoai tây - Hướng dẫn bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo như sau:

Các thao tác ban đầu
...
2.3. Trang bị kho bảo quản và chuẩn bị để sử dụng
Trước khi khoai tây đưa vào bảo quản, kho bảo quản phải được làm sạch và được khử trùng bằng hóa chất được phép sử dụng. Tường ngoài và mái nhà cần được cách nhiệt và kín khí để tránh các tác động của không khí. Vật liệu cách ẩm nên được đặt trên mặt ấm của tường để làm giảm sự xâm nhập của hơi nước.
Kho bảo quản cần được trang bị:
- thiết bị để nạp hàng, dỡ hàng và vận chuyển;
- phương tiện thông gió, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống kiểm soát thông gió;
- điện (chiếu sáng và năng lượng);
- các thiết bị phân loại.
2.4. Các xem xét bổ sung
Khoai tây dùng để tiêu thụ ngay phải được bảo vệ khỏi ánh sáng ban ngày và sử dụng ánh sáng điện tối thiểu. Khoai tây giống có thể được bảo quản trong ánh sáng ban ngày.
Việc xử lý bằng hóa chất để ngăn ngừa nảy mầm hoặc ngăn ngừa thối có thể được thực hiện theo quy định hiện hành.
...

Như vậy, theo quy định, trước khi khoai tây đưa vào bảo quản, kho bảo quản phải được làm sạch và được khử trùng bằng hóa chất được phép sử dụng.

Tường ngoài và mái nhà cần được cách nhiệt và kín khí để tránh các tác động của không khí.

Vật liệu cách ẩm nên được đặt trên mặt ấm của tường để làm giảm sự xâm nhập của hơi nước.

Kho bảo quản cần được trang bị:

- Thiết bị để nạp hàng, dỡ hàng và vận chuyển;

- Phương tiện thông gió, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống kiểm soát thông gió;

- Điện (chiếu sáng và năng lượng);

- Các thiết bị phân loại.

Có bao nhiêu giai đoạn bảo quản khoai tây trong kho bảo quản?

Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9695:2013 (ISO 7562:1990) về Khoai tây - Hướng dẫn bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo quy định thì có năm giai đoạn bảo quản khoau tây có thể được phân biệt như sau:

(1) Làm khô

Nếu cần, khoai tây nên được làm khô hoàn toàn bằng thông gió ngoài trời với điều kiện là nhiệt độ của không khí bên ngoài không nhỏ hơn 0oC.

(2) Quá trình chín sinh lý của củ và làm lành vết thương

Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần sau khi khoai tây được đưa vào bảo quản. Nhiệt độ phải từ 12oC đến 18oC và độ ẩm tương đối là từ 90 % đến 95 %.

(3) Giảm nhiệt độ trong kho bảo quản khoai tây

Nhiệt độ thích hợp phải đạt được càng nhanh càng tốt, tốt nhất là trong khoảng 2 tuần đến 3 tuần sau khi kết thúc quá trình chín và làm lành vết thương.

Độ ẩm tương đối cần được duy trì từ 90 % đến 95 %.

(4) Thiết lập các điều kiện để bảo quản khoai tây lâu dài

Cần thiết lập các điều kiện sau trong kho bảo quản khoai tây, phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của khoai tây:

- Khoai tây giống: nhiệt độ trong khoảng từ 2oC đến 4oC;

- Khoai tây dùng để tiêu thụ: nhiệt độ trong khoảng 4oC đến 6oC

- Khoai tây dùng để chế biến: nhiệt độ trong khoảng 6oC đến 10oC

Độ ẩm tương đối cần được duy trì trong khoảng từ 85% đến 95 %.

(5) Chuẩn bị để sử dụng

Cần thiết lập các điều kiện sau trong kho bảo quản khoai tây, phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của khoai tây:

- Khoai tây giống: tăng nhiệt độ lên đến khoảng từ 10oC đến 15oC trong thời gian 3 tuần đến 5 tuần để kích thích mọc mầm; độ ẩm tương đối từ 75% đến 80% và độ chiếu sáng tối thiểu là 75 lx;

- Khoai tây dùng để tiêu thụ: tăng nhiệt độ lên đến 12 oC trong khoảng thời gian 2 tuần;

- Khoai tây dùng để chế biến: nếu hàm lượng đường của khoai tây quá cao hoặc màu quá đậm, thì tăng nhiệt độ lên khoảng từ 15oC đến 18oC trong thời gian 2 tuần đến 4 tuần.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

280 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào