Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có được trích tài khoản của cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước không?

Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật thì Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có được trích tài khoản của cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước không? Câu hỏi của anh Liêm từ Nha Trang.

Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có những phòng chức năng nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, gồm có:
a) Phòng Kế toán nhà nước;
b) Phòng Kiểm soát chi;
c) Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
d) Phòng Tài vụ - Quản trị;
đ) Văn phòng.
Riêng Kho bạc Nhà nước Hà Nội được tổ chức 03 Phòng Kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 02 Phòng Kiểm soát chi.
2. Kho bạc Nhà nước cấp huyện trực thuộc tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên.
3. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

Như vậy, các phòng chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, gồm có:

(1) Phòng Kế toán nhà nước;

(2) Phòng Kiểm soát chi;

(3) Phòng Thanh tra - Kiểm tra;

(4) Phòng Tài vụ - Quản trị;

(5) Văn phòng.

Riêng Kho bạc Nhà nước Hà Nội được tổ chức 03 Phòng Kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 02 Phòng Kiểm soát chi.

Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có được trích tài khoản của cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước không?

Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có những phòng chức năng nào? (Hình từ Internet)

Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có được trích tài khoản của cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước không?

Căn cứ khoản 18 Điều 2 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Quản lý bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.
15. Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
16. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.
18. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có quyền:
a) Trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền trích tài khoản của cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có được yêu cầu cơ quan tài chính cùng cấp cung cấp tài liệu để phục vụ cho hoạt động Kho bạc Nhà nước không?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:

Quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh với cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan tài chính cấp huyện và cơ quan nhà nước khác có liên quan trên địa bàn
1. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các quy định của Bộ Tài chính về quan hệ công tác với các cơ quan tài chính trên địa bàn.
2. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được yêu cầu các cơ quan tài chính cùng cấp; cơ quan tài chính cấp huyện và cơ quan nhà nước khác có liên quan trên địa bàn cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết theo quy định phục vụ cho hoạt động Kho bạc Nhà nước.
3. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo về số liệu thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động của Kho bạc Nhà nước có liên quan theo quy định cho cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan tài chính cấp huyện và cơ quan nhà nước khác có liên quan trên địa bàn.

Như vậy, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được yêu cầu các cơ quan tài chính cùng cấp trên địa bàn cung cấp tài liệu cần thiết theo quy định phục vụ cho hoạt động Kho bạc Nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,143 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào