Khi việc điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng kinh phí lên mức trên 15 tỷ đồng thì cần thực hiện thủ tục nào?
- Trường hợp nào khi điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cần phải được thẩm định?
- Trình tự thẩm định đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin điều chỉnh được thực hiện thế nào?
- Khi việc điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng kinh phí lên mức trên 15 tỷ đồng thì cần thực hiện thủ tục nào?
Trường hợp nào khi điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cần phải được thẩm định?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết như sau:
Điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết
...
2. Trường hợp điều chỉnh đề cương làm thay đổi về giải pháp kỹ thuật, công nghệ cần tuân thủ, quy mô, mục tiêu ban đầu hoặc vượt dự toán chi tiết đã được phê duyệt, đơn vị sử dụng ngân sách phải trình người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết xem xét, quyết định việc điều chỉnh.
3. Người quyết định điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
...
Theo quy định trên, trường hợp điều chỉnh đề cương làm thay đổi về giải pháp kỹ thuật, công nghệ cần tuân thủ, quy mô, mục tiêu ban đầu hoặc vượt dự toán chi tiết đã được phê duyệt, đơn vị sử dụng ngân sách phải trình người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết xem xét, quyết định việc điều chỉnh.
Và người quyết định điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (Hình từ Internet)
Trình tự thẩm định đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin điều chỉnh được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết như sau:
Điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết
...
4. Hồ sơ, thủ tục, thời gian trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thực hiện như bước thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết như sau:
Trình tự thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết
...
2. Trình tự thẩm định đề cương và dự toán chi tiết
a) Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định đề cương và dự toán chi tiết theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đơn vị đầu mối thẩm định lấy ý kiến thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
c) Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất phức tạp của từng công việc và nội dung chi, đơn vị đầu mối thẩm định có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn đề lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến chuyên gia (nếu cần thiết).
...
Theo đó, đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định đề cương và dự toán chi tiết. Sau đó đơn vị đầu mối thẩm định lấy ý kiến thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đơn vị có thẩm quyền.
Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất phức tạp của từng công việc và nội dung chi, đơn vị đầu mối thẩm định có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn đề lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến chuyên gia (nếu cần thiết).
Khi việc điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng kinh phí lên mức trên 15 tỷ đồng thì cần thực hiện thủ tục nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết như sau:
Điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết
...
5. Trong trường hợp điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết dẫn tới thay đổi kinh phí lên mức trên 15 tỷ đồng, phải thực hiện lại các thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP về quản lý thực hiện hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
Quản lý thực hiện hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước
...
3. Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu, thực hiện theo quy định về quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
a) Phân loại dự án; trình tự, thủ tục đầu tư dự án; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế; quản lý chi phí, quản lý chất lượng thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này;
b) Chủ trương đầu tư; thẩm quyền quyết định đầu tư; xác định chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Đơn vị đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Như vậy, khi việc điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng kinh phí lên mức trên 15 tỷ đồng thì cần phân loại dự án trình tự, thủ tục đầu tư dự án; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế; quản lý chi phí, quản lý chất lượng.
Đồng thời chủ trương đầu tư; thẩm quyền quyết định đầu tư; xác định chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đơn vị đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.