Khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
- Các bộ, cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ trọng tâm nào khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước?
- Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ gì khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước?
- Khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
Các bộ, cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ trọng tâm nào khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật theo ngành, lĩnh vực cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo Nghị quyết này và đáp ứng yêu cầu phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế kiểm soát giá, phí các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo phân công của Chính phủ. Trên cơ sở đó, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp, phân quyền quản lý;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao; rà soát lại tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và của pháp luật;
d) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và định kỳ đánh giá việc thực hiện các nội dung đã phân cấp, phân quyền và đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với trình độ quản lý, khả năng và điều kiện thực hiện phân cấp, phân quyền của từng vùng, miền, địa phương trong từng giai đoạn đối với từng ngành, lĩnh vực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
...
Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ có những nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước.
Phân quyền trong quản lý nhà nước (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ gì khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước?
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
...
3. Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thông qua công tác kiểm tra, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, kiến nghị, đề xuất loại bỏ các quy định phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận, xin ý kiến, cho phép và sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trong tình hình mới;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổng hợp danh mục các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, báo cáo Chính phủ trong quá trình xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm; theo dõi, đôn đốc việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong danh mục đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện.
...
Theo đó, khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước thì Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 4 nêu trên.
Khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
Theo quy định khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
...
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tập trung nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách, pháp luật để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các công việc của người dân, doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai với người dân và với cơ quan cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp, phân quyền; rà soát lại tổ chức bộ máy, sớm hoàn thành xác định vị trí việc làm, bản mô tả và khung năng lực vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức, xác định số lượng biên chế phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và của pháp luật;
c) Căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phân cấp trong quản lý nhà nước tại Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành Quyết định và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện phân cấp.
...
Như vậy, khi tổ chức thực hiện phân quyền trong quản lý nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 7 Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tập trung nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách, pháp luật để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các công việc của người dân, doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.