Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào?

Tôi có câu hỏi là khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.T đến từ Đồng Tháp.

Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào?

Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2017/TT-BCT như sau:

Tính toán, lựa chọn mẫu phụ tải điện dân dụng
1. Các yếu tố cần xem xét khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng bao gồm:
a) Yếu tố địa lý (vùng, miền);
b) Phân bố theo khu vực (nông thôn, thành thị);
c) Yếu tố thời tiết (mùa);
d) Mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc các yếu tố đặc trưng khác trong từng nhóm phụ tải điện dân dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố sau:

- Yếu tố địa lý (vùng, miền);

- Phân bố theo khu vực (nông thôn, thành thị);

- Yếu tố thời tiết (mùa);

- Mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc các yếu tố đặc trưng khác trong từng nhóm phụ tải điện dân dụng.

phụ tải điện

Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào? (Hình từ Internet)

Quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự như thế nào?

Quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 19/2017/TT-BCT như sau:

Tính toán, lựa chọn mẫu phụ tải điện dân dụng
2. Thực hiện quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng theo thứ tự sau:
a) Phân loại các nhóm phụ tải điện dân dụng theo khu vực nông thôn và thành thị để phân biệt mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành;
b) Lựa chọn số lượng mẫu phụ tải điện dân dụng đảm bảo tính đại diện cho từng nhóm phụ tải điện dân dụng;
c) Lập Danh sách các phụ tải điện dân dụng được chọn làm mẫu bao gồm: Tên phụ tải điện, địa chỉ, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện;
d) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế.

Như vậy, theo quy định trên thì quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự như sau:

- Phân loại các nhóm phụ tải điện dân dụng theo khu vực nông thôn và thành thị để phân biệt mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành;

- Lựa chọn số lượng mẫu phụ tải điện dân dụng đảm bảo tính đại diện cho từng nhóm phụ tải điện dân dụng;

- Lập Danh sách các phụ tải điện dân dụng được chọn làm mẫu bao gồm: Tên phụ tải điện, địa chỉ, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện;

- Lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế.

Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm như thế nào trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng?

Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm như thế nào trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2017/TT-BCT như sau:

Trách nhiệm của các đơn vị trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Tính toán, thiết kế và lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
c) Quản lý, giám sát thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng;
d) Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
đ) Báo cáo và cung cấp Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo phân cấp cho Tổng công ty Điện lực hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi toàn quốc;
b) Xác định đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị để thực hiện nghiên cứu phụ tải điện và quản lý, giám sát việc đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi toàn quốc

Theo đó, trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng thì Đơn vị phân phối điện có các trách nhiệm như sau:

- Tính toán, thiết kế và lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

- Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;

- Quản lý, giám sát thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng;

- Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;

- Báo cáo và cung cấp Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo phân cấp cho Tổng công ty Điện lực hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,974 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào