Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực giám sát tổ chức tiến hành công việc bức xạ cần lưu ý gì?

Khu vực kiểm soát phải được thiết lập tại nơi thỏa mãn điều kiện nào và khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực giám sát tổ chức tiến hành công việc bức xạ cần lưu ý gì? Câu hỏi của anh Đại (Bình Dương).

Khu vực giám sát chiếu xạ là gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Khu vực kiểm soát là nơi phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt nhằm kiểm soát sự chiếu xạ hoặc ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng trong điều kiện làm việc bình thường, ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ chiếu xạ tiềm ẩn.
4. Khu vực giám sát là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi mặc dù không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực kiểm soát.
...

Theo quy định này thì khu vực giám sát chiếu xạ được hiểu là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi mặc dù không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực kiểm soát.

Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực giám sát tổ chức tiến hành công việc bức xạ cần lưu ý gì?

Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực giám sát tổ chức tiến hành công việc bức xạ cần lưu ý gì? (hình từ Internet)

Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực giám sát tổ chức tiến hành công việc bức xạ cần lưu ý gì?

Tại Điều 7 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Thiết kế che chắn bức xạ
1. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu vực giám sát, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ nghề nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ.
2. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:
a) Sự đóng góp liều từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể cả các nguồn và các công việc bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;
b) Những thay đổi tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công chúng như thay đổi đặc tính và vận hành của nguồn;
c) Những kinh nghiệm vận hành tốt các nguồn bức xạ hoặc tiến hành tốt các công việc bức xạ tương tự.
3. Cơ sở hạt nhân có xử lý hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có dữ liệu về nền móng công trình, nước ngầm, nước bề mặt, nước sinh hoạt; đánh giá khả năng thẩm thấu, vận chuyển nhân phóng xạ trong đất, nước; chứng minh thiết kế có khả năng ngăn ngừa rò rỉ chất phóng xạ vào đất, nước và không khí.

Đối chiếu với quy định này, khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực giám sát tổ chức tiến hành công việc bức xạ cần lưu ý phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:

- Sự đóng góp liều từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể cả các nguồn và các công việc bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;

- Những thay đổi tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công chúng như thay đổi đặc tính và vận hành của nguồn;

- Những kinh nghiệm vận hành tốt các nguồn bức xạ hoặc tiến hành tốt các công việc bức xạ tương tự.

Khu vực giám sát phải được thiết lập tại nơi thỏa mãn điều kiện gì?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:

Khu vực kiểm soát và khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;
b) Có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;
c) Phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực giám sát tại những nơi thỏa mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.

Như vậy, tổ chức tiến hành công việc bức xạ thiết lập khu vực giám sát tại nơi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

- Mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;

- Có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;

- Phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại những nơi thỏa mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
901 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào