Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của những ai?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tổ chức hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Chính phủ?
- Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của những ai?
- Khi không đảm bảo chất lượng của cuộc thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ có thể bị xử lý như thế nào?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tổ chức hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Chính phủ?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định những hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong tổ chức hoạt động của Đoàn thanh tra Chính phủ, cụ thể:
- Đề xuất, tham mưu, quyết định cử người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đoàn thanh tra.
- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, kết quả làm việc của Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên và Đoàn thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra;
- Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủ về cuộc thanh tra cho các tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
- Thanh tra vượt thẩm quyền, ngoài phạm vi, đối tượng, nội dung theo Quyết định thanh tra; bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra trong Kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.
- Báo cáo, tham mưu, đề xuất kết luận sai sự thật, không đầy đủ, không đúng kết quả thanh tra, bao che cho đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm pháp luật;
- Không kiến nghị xử lý đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý, không kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra; sử dụng Dự thảo Kết luận thanh tra để đe dọa đối tượng thanh tra.
- Cản trở, gây khó khăn đối với việc giám sát, chỉ đạo, điều hành hoạt động Đoàn thanh tra; biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
- Tự ý tiếp xúc với đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra khi chưa được giao nhiệm vụ.
- Làm mất, hư hỏng, tiêu hủy hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra; sử dụng trái quy định hoặc biển thủ hồ sơ, tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc thanh tra.
- Nhận tiền, quà, tài sản; tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức.
- Sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc; có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, phát ngôn thiếu chuẩn mực khi làm việc với đối tượng thanh tra.
- Sử dụng phương tiện, tài sản của đối tượng thanh tra vào việc riêng.
- Vi phạm quy định những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra;
- Vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra.
- Các hành vi khác theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của những ai?
Trưởng đoàn Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra
...
2. Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ; các thành viên Đoàn Thanh tra phải chấp hành chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng thanh tra (nếu có).
...
Theo quy định trên thì khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ.
Khi không đảm bảo chất lượng của cuộc thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ có thể bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định như sau:
Xử lý vi phạm đối với cuộc thanh tra không đảm bảo chất lượng
1. Cuộc thanh tra không đảm bảo chất lượng là cuộc thanh tra không đảm bảo về nội dung thanh tra, có thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ không bảo đảm chất lượng, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ được phân công sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra, Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo có phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định khi không đảm bảo chất lượng của cuộc thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ không bảo đảm chất lượng Trưởng đoàn thanh tra Chính phủ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.