Khi tiến hành sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì theo quy định hiện nay?

Cho hỏi nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gồm những nhiệm vụ gì? Khi tiến hành sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Câu hỏi của chị Giang từ Hải Phòng.

Trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm những thông tin nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp như sau:

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin về án tích, tình trạng thi hành án; về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp.
Chính phủ quy định cụ thể tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Theo đó, cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ bao gồm các thông tin sau:

- Thông tin về án tích, tình trạng thi hành án;

- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi tiến hành sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì theo quy định hiện nay?

Khi tiến hành sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp có những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 13 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gồm:

(1) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(2) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Toà án, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp.

(3) Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

(4) Cung cấp Lý lịch tư pháp và thông tin bổ sung cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác.

(5) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương.

Khi tiến hành sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 28 Thông tư 06/2013/TT-BTP quy định về việc sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp như sau:

Kiểm soát truy cập, sao lưu dự phòng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải được thiết lập chức năng kiểm soát truy cập, cảnh báo, ngăn chặn người truy cập trái phép vào dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
2. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi quyền hạn theo quy định, tạo tài khoản và phân quyền truy cập phù hợp tới từng chức năng trong phần mềm và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của người làm công tác lý lịch tư pháp; thực hiện các biện pháp xác thực, lưu vết khi có truy cập cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được sao lưu dự phòng nhằm mục đích bảo vệ, khôi phục dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo những nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm tính toàn vẹn và đầy đủ của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được sao lưu;
b) Phân loại theo thời gian sao lưu, phương pháp sao lưu và thời gian kiểm tra phục hồi hệ thống;
c) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử sao lưu phải được lưu trữ riêng biệt và được thường xuyên kiểm tra để bảo đảm sẵn sàng cho việc sử dụng;
d) Tổ chức, cá nhân không được phép khai thác, sử dụng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử sao lưu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền; trường hợp phát hiện có rủi ro hoặc nguy cơ xảy ra rủi ro với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền để có biện pháp xử lý, khắc phục;
đ) Việc sao lưu dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện thường xuyên, ít nhất vào cuối ngày làm việc.

Theo đó, việc sao lưu cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

(1) Bảo đảm tính toàn vẹn và đầy đủ của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được sao lưu;

(2) Phân loại theo thời gian sao lưu, phương pháp sao lưu và thời gian kiểm tra phục hồi hệ thống;

(3) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử sao lưu phải được lưu trữ riêng biệt và được thường xuyên kiểm tra để bảo đảm sẵn sàng cho việc sử dụng;

(4) Tổ chức, cá nhân không được phép khai thác, sử dụng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử sao lưu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền; trường hợp phát hiện có rủi ro hoặc nguy cơ xảy ra rủi ro với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền để có biện pháp xử lý, khắc phục;

(5) Việc sao lưu dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện thường xuyên, ít nhất vào cuối ngày làm việc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,050 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào