Khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thì công chức cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ thế nào?
Khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thì công chức cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước
1. Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước có quyền:
a) Tổ chức thực hiện thẩm định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc thực hiện thẩm định giá theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được yêu cầu thẩm định giá;
b) Yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
c) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê thẩm định giá tài sản nhằm có thêm thông tin phục vụ cho việc thẩm định giá của cơ quan nhà nước. Kinh phí thuê thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
đ) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về công chức.
(1) Khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thì công chức cơ quan nhà nước có các quyền sau:
- Tổ chức thực hiện thẩm định giá theo thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc thực hiện thẩm định giá theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được yêu cầu thẩm định giá;
- Yêu cầu cơ quan có yêu cầu thẩm định giá hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cần thẩm định giá hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản;
- Từ chối việc thẩm định giá tài sản trong trường hợp không có đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu;
- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Công chức cơ quan nhà nước có nghĩa vụ:
- Tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định 89/2013/NĐ-CP;
- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định giá tài sản;
- Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định nêu trên công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về công chức.
Khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước thì công chức cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào công chức không được tham gia thẩm định giá tài sản nhà nước?
Tại Điều 32 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Các trường hợp không được tham gia thẩm định giá
1. Người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến tài sản cần thẩm định giá hoặc đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.
2. Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là thẩm định viên về giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.
3. Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, người đang bị quản chế hành chính; người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định này thì công chức không được tham gia thẩm định giá tài sản nhà nước trong các trường hợp:
- Công chức có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến tài sản cần thẩm định giá hoặc đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.
- Công chức có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là thẩm định viên về giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá đã tiến hành thẩm định giá tài sản đó trước khi thành lập Hội đồng thẩm định giá.
- Công chức đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, người đang bị quản chế hành chính; bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Chi phí thẩm định giá tài sản nhà nước được trang trải như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản nhà nước được trang trải bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định giá hoặc cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định giá trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định giá.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá tài sản của Nhà nước.
* Riêng đối với trường hợp thẩm định giá khi mua sắm, bán, thanh lý tài sản nhà nước thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.