Khi thực hiện lập vi bằng thì Thừa phát lại có bắt buộc phải ký vào từng trang của vi bằng đó hay không?
- Khi thực hiện lập vi bằng thì Thừa phát lại có bắt buộc phải ký vào từng trang của vi bằng đó hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với Thừa phát lại không ký vào từng trang của vi bằng được quy định thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Thừa phát lại không ký vào từng trang của vi bằng không?
Khi thực hiện lập vi bằng thì Thừa phát lại có bắt buộc phải ký vào từng trang của vi bằng đó hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thủ tục lập vi bằng như sau:
Thủ tục lập vi bằng
1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Theo quy định trên, khi thực hiện lập vi bằng thì Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Lập vi bằng (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với Thừa phát lại không ký vào từng trang của vi bằng được quy định thế nào?
Căn cứ điểm i khoản 3 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng;
b) Hành nghề tại văn phòng thừa phát lại khác mà không phải văn phòng thừa phát lại mình đã đăng ký hành nghề;
c) Hành nghề thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản và quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
đ) Đòi hỏi bất kỳ khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ;
e) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự không đúng quy định;
g) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không đúng quy định;
h) Lập vi bằng không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
i) Không ký vào từng trang của vi bằng theo quy định.
...
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, Thừa phát lại không ký vào từng trang của vi bằng ị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Thừa phát lại không ký vào từng trang của vi bằng không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, Thừa phát lại không ký vào từng trang của vi bằng ị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.