Khi thực hiện kết nối các tuyến đường sắt có cần giấy phép kết nối hay không? Việc kết nối các tuyến đường sắt là thực hiện những công việc gì?

Xin chào ban tư vấn, cho hỏi thực hiện kết nối các tuyến đường sắt cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Khi thực hiện kết nối các tuyến đường sắt có cần giấy phép kết nối hay không? Việc kết nối các tuyến đường sắt là thực hiện những công việc gì? - Câu hỏi của anh Giang (Bắc Ninh).

Thực hiện kết nối các tuyến đường sắt cần đảm bảo những nguyên tắc gì?

giay-phep-ket-noi-cac-tuyen-duong-sat

Khi thực hiện kết nối các tuyến đường sắt có cần giấy phép kết nối hay không? (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định thực hiện kết nối các tuyến đường sắt cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

– Việc kết nối và vị trí kết nối các tuyến đường sắt phải phù hợp với quy hoạch về đường sắt và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi có vị trí kết nối đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc khai thác các tuyến đường sắt sau khi kết nối phải bảo đảm hiệu quả, tạo động lực phát triển hơn so với khi chưa kết nối; bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

– Việc kết nối các tuyến đường sắt không làm ảnh hưởng đến vận hành, khai thác, an toàn giao thông của các tuyến đường sắt liên quan.

– Việc điều hành giao thông vận tải trên tuyến đường sắt sau khi kết nối phải tuân thủ theo quy định của Luật Đường sắt và thực hiện như sau:

+ Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp và thống nhất với chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi kết nối với đường sắt quốc gia;

+ Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị sẽ được kết nối chủ trì, phối hợp và thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu kết nối.

– Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình kết nối các tuyến đường sắt phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và phải được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải khi kết nối với đường sắt quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi kết nối với đường sắt đô thị.

– Trường hợp cần kết nối các tuyến đường sắt đô thị để dùng chung kết cấu hạ tầng hoặc kết nối tạm để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

– Trường hợp các tuyến đường sắt đô thị do một chủ đầu tư thực hiện đã có kế hoạch chạy tàu thông tuyến, thiết kế kỹ thuật, công nghệ đồng bộ và phù hợp với chủ trương kết nối đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì được miễn giấy phép kết nối.

Khi thực hiện kết nối các tuyến đường sắt có cần giấy phép kết nối hay không?

Theo Điều 5 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều kiện kết nối
1. Việc kết nối các tuyến đường sắt phải được cấp có thẩm quyền cho phép và chỉ được thực hiện khi có giấy phép kết nối theo quy định tại Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối phải tương thích với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt sẽ được kết nối.
3. Khổ giới hạn đầu máy toa xe và tải trọng đoàn tàu khi khai thác từ tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối vào tuyến đường sắt sẽ được kết nối không được vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe, tải trọng cho phép cho từng đoạn, khu đoạn, tuyến đường sắt sẽ được kết nối theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và công lệnh tải trọng đã công bố.
4. Việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị chỉ thực hiện đối với các tuyến đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng, chế tạo đoàn tàu đồng thời bảo đảm công tác quản lý điều hành chạy tàu liên tục, thông suốt, an toàn và hiệu quả.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì việc kết nối các tuyến đường sắt phải được cấp có thẩm quyền cho phép và chỉ được thực hiện khi có giấy phép kết nối theo quy định.

Ngoài ra, khi thực hiện kết nối các tuyến đường sắt cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:

– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối phải tương thích với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt sẽ được kết nối.

– Khổ giới hạn đầu máy toa xe và tải trọng đoàn tàu khi khai thác từ tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối vào tuyến đường sắt sẽ được kết nối không được vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe, tải trọng cho phép cho từng đoạn, khu đoạn, tuyến đường sắt sẽ được kết nối theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và công lệnh tải trọng đã công bố.

– Việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị chỉ thực hiện đối với các tuyến đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng, chế tạo đoàn tàu đồng thời bảo đảm công tác quản lý điều hành chạy tàu liên tục, thông suốt, an toàn và hiệu quả.

Việc kết nối các tuyến đường sắt là thực hiện những công việc gì?

Theo Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Nội dung kết nối các tuyến đường sắt
1. Kết nối kỹ thuật giữa các tuyến đường sắt gồm:
a) Kết nối công trình đường sắt, hệ thống thông tin, tín hiệu giao thông đường sắt, hệ thống điện sức kéo;
b) Kết nối các trung tâm điều hành giao thông vận tải của các tuyến đường sắt bảo đảm điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải trên tuyến đường sắt đã được kết nối;
c) Đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình lân cận có liên quan tại vị trí kết nối bảo đảm tính đồng bộ theo quy hoạch.
2. Thống nhất phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối bảo đảm hoạt động vận tải đường sắt thông suốt, an toàn, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc kết nối các tuyến đường sắt là thực hiện những công việc sau đây:

– Kết nối kỹ thuật giữa các tuyến đường sắt gồm:

+ Kết nối công trình đường sắt, hệ thống thông tin, tín hiệu giao thông đường sắt, hệ thống điện sức kéo;

+ Kết nối các trung tâm điều hành giao thông vận tải của các tuyến đường sắt bảo đảm điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải trên tuyến đường sắt đã được kết nối;

+ Đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình lân cận có liên quan tại vị trí kết nối bảo đảm tính đồng bộ theo quy hoạch.

– Thống nhất phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối bảo đảm hoạt động vận tải đường sắt thông suốt, an toàn, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

955 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào