Khi thực hiện đo lường rủi ro thì ngân hàng thương mại cần áp dụng bao nhiêu phương pháp đo lường sau khi đã nhận dạng rủi ro hoạt động?

Ngân hàng thương mại áp dụng một lúc 3 phương pháp đo lường rủi ro hoạt động thì có phù hợp với quy định hay không? Đối với trường hợp cá nhân có hành vi giả mạo chứng từ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản (tiền) thì có phải ngân hàng cần thực hiện nhận dạng rủi ro hoạt động hay không? Câu hỏi của chị Nhung từ Phú Yên

Ngân hàng thương mại đo lường rủi ro trong hoạt động thông qua những cơ sở, phương pháp nào?

Căn cứ Điều 27 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động đo lường rủi ro đối với ngân hàng thương mại như sau:

Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro
1. Nhận dạng rủi ro:
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận dạng rủi ro trọng yếu và tương tác giữa các rủi ro này trong các giao dịch, sản phẩm, hoạt động, quy trình nghiệp vụ, nguy cơ gây ra rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra rủi ro.
2. Đo lường rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đo lường mức độ rủi ro trên cơ sở xác định tác động ngắn hạn, dài hạn của rủi ro đó đối với thu nhập, tỷ lệ an toàn vốn và khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Việc đo lường rủi ro được thực hiện bằng các phương pháp, mô hình (bao gồm cả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ). Các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ về tính chính xác và tính hợp lý theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các dữ liệu sử dụng trong các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải đảm bảo độ tin cậy và khả năng kiểm tra được;
c) Việc đo lường rủi ro đảm bảo kịp thời, chính xác để theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro hiệu quả.
...

Theo quy định trên thì ngân hàng thường mại đo lường mức độ rủi ro trên cơ sở xác định tác động ngắn hạn, dài hạn của rủi ro đó đối với thu nhập, tỷ lệ an toàn vốn và khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Việc đo lường rủi ro được thực hiện bằng các phương pháp, mô hình (bao gồm cả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ). Các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ về tính chính xác và tính hợp lý theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các dữ liệu sử dụng trong các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải đảm bảo độ tin cậy và khả năng kiểm tra được.

Khi thực hiện đo lường rủi ro thì ngân hàng thương mại cần áp dụng bao nhiêu phương pháp đo lường sau khi đã nhận dạng rủi ro hoạt động?

Đo lường rủi ro thì ngân hàng thương mại cần áp dụng bao nhiêu phương pháp đo lường sau khi đã nhận dạng rủi ro hoạt động? (Hình từ Internet)

Khi thực hiện đo lường rủi ro thì ngân hàng thương mại cần áp dụng bao nhiêu phương pháp đo lường sau khi đã nhận dạng rủi ro hoạt động?

Căn cứ khoản 3 Điều 42 Thông tư 13/2018/TT-NHNN (sửa bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-NHNN) quy định về về đo lường rủi ro hoạt động như sau:

Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động
...
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có công cụ đo lường rủi ro hoạt động thông qua việc lượng hóa tổn thất đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này theo 06 nhóm hoạt động kinh doanh trên cơ sở áp dụng tối thiểu hai trong số các phương pháp sau đây:
a) Sử dụng các phát hiện của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập (Audit findings);
b) Thu thập và phân tích số liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài (Internal and external loss data collection and analysis) để xác định tổn thất nội bộ và của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Tự đánh giá kiểm soát rủi ro hoạt động (Risk Control Self Assessment - RCSA) để xác định hiệu quả của hoạt động kiểm soát đối với rủi ro hoạt động trước và sau khi kiểm soát;
d) Sơ đồ hóa các quy trình nghiệp vụ (Business Process Mapping - BPM) để xác định mức độ rủi ro hoạt động của từng quy trình nghiệp vụ, rủi ro hoạt động chung của các quy trình nghiệp vụ và mối liên hệ của các rủi ro này;
đ) Chỉ số kết quả kinh doanh và chỉ số rủi ro trọng yếu (Risk and Performance indicators) để theo dõi yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động và xác định các hạn chế, tồn tại và tổn thất tiềm ẩn;
e) Phân tích kịch bản (Scenario Analysis) để xác định nguồn phát sinh rủi ro hoạt động và các yêu cầu kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động trong các kịch bản và sự kiện có thể xảy ra.
...

Theo quy định trên thì ngân hàng thương mại phải áp dụng tối thiếu 02 phương pháp đo lường rủi ro sau khi đã nhân dạng rủi ro hoạt động như sau:

-Sử dụng các phát hiện của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập (Audit findings);

- Thu thập và phân tích số liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài (Internal and external loss data collection and analysis) để xác định tổn thất nội bộ và của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Tự đánh giá kiểm soát rủi ro hoạt động (Risk Control Self Assessment - RCSA) để xác định hiệu quả của hoạt động kiểm soát đối với rủi ro hoạt động trước và sau khi kiểm soát;

- Sơ đồ hóa các quy trình nghiệp vụ (Business Process Mapping - BPM) để xác định mức độ rủi ro hoạt động của từng quy trình nghiệp vụ, rủi ro hoạt động chung của các quy trình nghiệp vụ và mối liên hệ của các rủi ro này;

- Chỉ số kết quả kinh doanh và chỉ số rủi ro trọng yếu (Risk and Performance indicators) để theo dõi yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động và xác định các hạn chế, tồn tại và tổn thất tiềm ẩn;

- Phân tích kịch bản (Scenario Analysis) để xác định nguồn phát sinh rủi ro hoạt động và các yêu cầu kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động trong các kịch bản và sự kiện có thể xảy ra.

Trường hợp cá nhân có hàng vi giả mạo chứng từ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản thì có thực hiện nhận dạng rủi ro hoạt động không?

Căn cứ khoản 2 Điều 42 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về các trường hợp thực hiện nhận dạng rủi ro hoạt động như sau:

Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động
...
2. Việc nhận dạng rủi ro hoạt động được thực hiện đối với các trường hợp sau đây:
a) Gian lận nội bộ do hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vi phạm các chiến lược, chính sách và quy định nội bộ liên quan đến ít nhất một cá nhân của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hành vi không đúng chức trách, nhiệm vụ, hành vi vượt thẩm quyền, trộm cắp, lợi dụng thông tin nội bộ để trục lợi);
b) Gian lận bên ngoài do các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do đối tượng bên ngoài gây nên mà không có sự trợ giúp, cấu kết của cá nhân, bộ phận của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hành vi trộm cắp, cướp, giả mạo thẻ ngân hàng, chứng từ ngân hàng, xâm nhập hệ thống công nghệ thông tin để chiếm đoạt dữ liệu, tiền);
c) Chính sách về lao động, an toàn nơi làm việc không phù hợp hợp đồng lao động, quy định của pháp luật về lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn nơi làm việc;
...

Như vậy, khi phát hiện cá nhân có hành vi giả mạo chứng từ ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngân hành thương mại cần thực hiện nhận dạng rủi ro hoạt động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,965 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào