Khi thực hiện công tác kiểm tra đập thuộc công trình thủy lợi cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Khi thực hiện công tác kiểm tra đập thuộc công trình thủy lợi cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào? Việc đánh giá chất lượng đập sẽ có những mức độ nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Mẫn đến từ Long An.

Khi thực hiện công tác kiểm tra đập thuộc công trình thủy lợi cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:

Kiểm tra dập
...
6.5 Yêu cầu của công tác kiểm tra đập
Công tác kiểm tra thực địa cần được tiến hành một cách có hệ thống. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng khả năng làm việc và tình trạng hư hỏng của công trình, từ đó đề ra biện pháp xử lý hoặc nghiên cứu chuyên sâu. Các hình ảnh và bản vẽ ghi lại trong quá trình kiểm tra thực địa cần được đưa vào báo cáo để minh họa về hiện trạng công trình.
...

Như vậy, khi thực hiện công tác kiểm tra đập thuộc công trình thủy lợi cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Công tác kiểm tra thực địa cần được tiến hành một cách có hệ thống.

Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng khả năng làm việc và tình trạng hư hỏng của công trình, từ đó đề ra biện pháp xử lý hoặc nghiên cứu chuyên sâu.

Các hình ảnh và bản vẽ ghi lại trong quá trình kiểm tra thực địa cần được đưa vào báo cáo để minh họa về hiện trạng công trình.

Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Việc đánh giá chất lượng đập và những công trình liên quan thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:

Kiểm tra dập
...
6.6 Đánh giá chất lượng đập qua công tác kiểm tra
a) Đánh giá chất lượng đập và các công trình liên quan theo các mức độ sau:
- Mức A: Đập và các công trình liên quan có chất lượng tốt;
- Mức B: Đập và các công trình liên quan có chất lượng trung bình; cần theo dõi diễn biến của các hư hỏng, đề xuất, biện pháp và kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá nguyên nhân để đưa ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, tồn tại;
- Mức C: Đập và các công trình liên quan có chất lượng kém; cần thực hiện ngay các biện pháp chủ động bảo đảm an toàn đồng thời tiến hành công tác khảo sát, điều tra, khảo sát chi tiết để xác định nguyên nhân, mức độ, phạm vi hư hỏng.
b) Đánh giá về chất lượng công trình phải dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng chất lượng hiện tại của đập, công trình liên quan và hệ thống vận hành, được quy định tại Phụ lục C.
c) Chất lượng đập và các công trình liên quan được đánh giá theo Bảng 1.

Như vậy, việc đánh giá chất lượng đập và những công trình liên quan thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ như sau:

- Mức A: Đập và các công trình liên quan có chất lượng tốt;

- Mức B: Đập và các công trình liên quan có chất lượng trung bình; cần theo dõi diễn biến của các hư hỏng, đề xuất, biện pháp và kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá nguyên nhân để đưa ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, tồn tại;

- Mức C: Đập và các công trình liên quan có chất lượng kém; cần thực hiện ngay các biện pháp chủ động bảo đảm an toàn đồng thời tiến hành công tác khảo sát, điều tra, khảo sát chi tiết để xác định nguyên nhân, mức độ, phạm vi hư hỏng.

Và chất lượng đập sẽ được đánh giá theo bảng trên

Đánh giá chất lượng đập thuộc công trình thủy lợi ở mức tốt phải thỏa mãn được những điều kiện nào?

Căn cứ theo bảng C.1 Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 thì chất lượng đập thuộc công trình thủy lợi ở mức tốt phải thỏa mãn được những điều kiện sau:

- Thân đập không bị biến dạng, nứt; kích thước hình học của các công trình đảm bảo như thiết kế ban đầu; thiết bị tiêu thoát nước (nước mặt, nước thấm) làm việc bình thường;

- Chuyển vị của đập nhỏ hơn giá trị cho phép;

- Bề mặt thân đập và các công trình liên quan không bị xâm thực, tróc rỗ, không bị sạt trượt, lún sụt cục bộ; không tồn tại các hang hốc và cây cối, tổ mối;

- Các hạng mục công trình trên đập (tường chắn sóng, lớp bảo vệ mái đập và mặt đập, hệ thống tiêu thoát nước) không bị hư hỏng hoặc có thể bị chuyển vị trong giới hạn cho phép.

- Không xuất hiện dòng thấm bất thường, cục bộ trên mái hạ lưu hoặc khu vực hạ lưu đập;

- Đường bão hòa ở vị trí thấp hơn so với thiết kế (đối với đập có thiết bị quan trắc) và thoát ra trên mái hạ lưu đập trong phạm vi thiết bị tiêu nước;

- Áp lực nước lỗ rỗng không có sự biến đổi bất thường (đối với đập có thiết bị quan trắc);

- Tổng lượng thấm nhỏ hơn tổng lượng nước tổn thất do thấm theo tính toán điều tiết hồ (trong trường hợp có số liệu quan trắc), nước thấm trong.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,058 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào