Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo các quy định gì?
- Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính gồm những đối tượng nào?
- Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo các quy định gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính là của cơ quan nào?
Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính gồm những đối tượng nào?
Tại Điều 2 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 có nêu như sau:
Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính là việc tuân theo pháp Luật của Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự (THADS), Chấp hành viên (CHV), Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại;
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính;
Quyết định giải quyết phá sản của Tòa án; bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án;
Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại, Trọng tài nước ngoài (sau đây gọi chung là bản án, quyết định dân sự, hành chính) đã có hiệu lực pháp Luật hoặc chưa có hiệu lực pháp Luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp Luật và việc tuân theo pháp Luật của Cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính.
Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính (hình từ Internet)
Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo các quy định gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 có nêu:
Phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp Luật của Tòa án, Cơ quan THADS, CHV, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại từ khi bản án, quyết định dân sự, hành chính có hiệu lực thi hành cho tới khi kết thúc việc thi hành án; việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính được giải quyết xong, có căn cứ và đúng quy định của pháp Luật.
Theo đó, khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo:
Pháp Luật của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại từ khi bản án, quyết định dân sự, hành chính có hiệu lực thi hành cho tới khi kết thúc việc thi hành án
Nhiệm vụ và quyền hạn khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính là của cơ quan nào?
Tại Điều 4 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 quy định thì:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
1.Khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân căn cứ vào quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật THADS 2014); Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật dân sự , Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật phá sản năm 2014, Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm 2015 và các văn bản pháp Luật có liên quan làm căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm sát.
Khi kiểm sát và đánh giá hoạt động thi hành án dân sự diễn ra tại thời điểm nào phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp Luật có hiệu lực tại thời điểm đó và đối chiếu với văn bản quy phạm pháp Luật đang có hiệu lực thi hành.
Khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; các Điều 12, 38, 62, 64, 160, 161 Luật THADS 2014; Điều 315 Luật tố tụng hành chính năm 2015.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 159 Luật THADS 2014; các Điều 315, 343 Luật tố tụng hành chính năm 2015 và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ- VKSNDTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi là Quy chế 51).
Theo đó, Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính là trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân. và các nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân được nêu cụ thể tại Điều 4 Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.