Khi thực hiện bồi thường Nhà nước, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến chi phí bồi thường Nhà nước. Cho tôi hỏi khi thực hiện bồi thường Nhà nước, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí nào? Câu hỏi của anh Bình An ở Đồng Tháp.

Chi phí bồi thường Nhà nước khi người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe thì bao gồm những chi phí nào?

Căn cứ khoản 1 đến khoản 3 Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
...

Theo đó, chi phí bồi thường Nhà nước khi người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại và chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại.

Chi phí bồi thường này cũng bao gồm chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh.

Mức bồi thường đối với những chi phí này được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 26 nêu trên.

Bồi thường Nhà nước

Bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)

Khi thực hiện bồi thường Nhà nước, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
...
4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại;
b) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, khi thực hiện bồi thường Nhà nước, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại và tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức bồi thường cụ thể cho những chi phí này được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 26 nêu trên.

Khoảng thời gian để tính chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định về khoảng thời làm căn cứ xác định thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết quy định tại Điều 25 của Luật và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 26 của Luật
...
3. Khoảng thời gian để tính chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 26 của Luật được xác định trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị thiệt hại đã chết thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm người đó chết;
b) Người bị thiệt hại còn sống thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm 10 năm;
c) Người bị thiệt hại còn sống mà sau đó phục hồi lại khả năng lao động thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm phục hồi khả năng lao động.

Theo đó, trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm người đó chết.

Trường hợp người bị thiệt hại còn sống thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm người đó đạt tuổi thọ trung bình do cơ quan có thẩm quyền công bố và cộng thêm 10 năm.

Trường hợp người bị thiệt hại còn sống mà sau đó phục hồi lại khả năng lao động thì khoảng thời gian được tính từ ngày có người chăm sóc đến thời điểm phục hồi khả năng lao động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,018 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào