Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao?

Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao? Lựa chọn số hiệu ghi đường sắt trong quá trình xây dựng phải phù hợp quy định nào? câu hỏi của anh P (Hà Nội).

Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố cơ bản gì?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:

4 Những quy định chung
4.1 Khi thiết kế khôi phục hay cải tạo đường sắt hiện có cần phân tích so sánh để tận dụng tối đa những vật tư, thiết bị cũ còn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật để tiết kiệm chi phí đầu tư.
4.2 Các yếu tố cơ bản sau đây của đường sắt phải xét đến sự phát triển tương lai của tuyến đường và phải kết hợp với tính toán, so sánh kinh tế kỹ thuật để lựa chọn ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi, đồng thời phải phù hợp với loại hình phương tiện trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới đường sắt hiện có:
- Hướng chính của tuyến đường;
- Độ dốc hạn chế;
- Loại đầu máy;
- Đường quay vòng đầu máy;
- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất;
- Phương thức đóng đường và thông tin tín hiệu chạy tàu.
4.3 Hạng mục công trình kết cấu hạ tầng dưới đây phải căn cứ theo cấp đường và các yếu tố khác để xác định theo quy định trong tiêu chuẩn này:
- Bề rộng và cao độ nền đường;
- Tải trọng thiết kế của cầu cống, tĩnh không dưới cầu và cao độ mực nước theo tần suất lũ thiết kế;
- Chiều dài các đường cong hoãn hòa, bán kính đường cong đứng và chiều dài đoạn dốc;
- Chiều dài khu gian với việc phân bổ ga và chiều dài dùng được đường đón gửi tầu hàng của ga.
4.4 Hạng mục công trình chủ yếu tại các ga dưới đây phải xác định theo tính chất và khối lượng vận doanh:
- Vị trí lý trình, mặt bằng đường ga, deport, quy mô, đầu máy, toa xe, khu chỉnh bị kỹ thuật đoàn tầu khách tại các ga lập tầu khách, ga khu đoạn;
- Quy mô nhà ga hành khách với các công trình cố định như nhà ga, phòng đợi tầu, ke hành khách...;
- Thiết bị nguồn nước cấp cho đoàn tầu khách.
4.5 Khi thiết kế tuyến đường sắt mới cần lựa chọn tải trọng phù hợp để tính toán đảm bảo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật.

Theo đó, khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xét đến sự phát triển tương lai của tuyến đường và phải kết hợp với tính toán, so sánh kinh tế kỹ thuật để lựa chọn ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi, đồng thời phải phù hợp với loại hình phương tiện trang thiết bị kỹ thuật của mạng lưới đường sắt hiện có:

- Hướng chính của tuyến đường;

- Độ dốc hạn chế;

- Loại đầu máy;

- Đường quay vòng đầu máy;

- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất;

- Phương thức đóng đường và thông tin tín hiệu chạy tàu.

Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao?

Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao? (hình từ internet)

Đất dùng cho xây dựng tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm được quy định ra sao?

Căn cứ tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, quy định cụ thể như sau:

6.6 Đất dùng cho xây dựng đường sắt
6.6.1 Khái niệm chung đất dùng cho xây dựng đường sắt
6.6.1.1 Đất dành cho đường sắt gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.
6.6.1.2 Các loại đất dùng cho đường sắt phải đảm bảo tính đồng bộ theo tiêu chuẩn của cấp kỹ thuật đường sắt quy định.
6.6.2 Đất đường sắt chiếm dụng vĩnh viễn
6.6.2.1 Toàn bộ diện tích đất giành cho việc xây dựng các công trình nền đường sắt, nền đường ga, quảng trường, sân chơi, vườn cây xanh, bãi xếp dỡ hàng, bãi đường chứa toa xe, đầu máy, các loại ke khách, ke hàng, đường vòng đầu máy, đường lánh nạn, đường an toàn, đường điều dẫn, đường tam giác quay, đường ngang, đường bộ vào ga, cầu vượt, hầm chui dân sinh, hầm đường sắt, cầu lớn, cầu nhỏ và các công trình kiến trúc: Nhà ga, trạm khách, nhà máy sản xuất, xưởng trạm sửa chữa, chỉnh bị, văn phòng điều hành, văn phòng làm việc, nhà lưu trú, nhà ở công nhân, trạm, chòi, nhà gác, các công trình thiết bị phục vụ vận tải và hệ thống thoát nước, cũng như các công trình gia cố, bảo vệ nền đường, nền ga...
6.6.2.2 Khi thiết kế chiều rộng đất để xây dựng các công trình trên phải tính toán kỹ lưỡng vừa đảm bảo sự phát triển đường sắt, vừa tiết kiệm đất.
6.6.2.3 Chiều rộng chiếm đất của đường sắt khu gian phải thích ứng với mặt cắt ngang nền đường xây dựng, bao gồm cả rãnh thoát nước và các công trình gia cố, các công trình đặt thiết bị liên quan khác phục vụ vận tải, phải chú ý đến các mỏ đất đắp, các nơi đổ chất thải, liên hệ làm việc chặt chẽ với địa phương để không lãng phí đất, sử dụng đất hợp lý cho xây dựng đường sắt và phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Khi thi công nền đường đắp phải tận dụng đất đào tốt, đảm bảo hệ số đầm nén để đắp, lợi dụng thi công bằng cơ giới. Khi thiết kế thùng đấu hay vị trí đổ đất tránh phá hoại đồng ruộng, nương rẫy.
6.6.2.4 Để xây dựng nhà công vụ, trạm, chòi gác, đường ngang, ghi, cầu vượt và các công trình kiến trúc khác trên khu gian phải xét diện tích đất phù hợp giành cho từng loại.
6.6.2.5 Đối với đường sắt đi qua bãi cát, phải xét tới việc phòng cát lấp trong quá trình vận doanh để xác định diện tích đất thích hợp giành cho xây dựng đường sắt. Trường hợp cá biệt có thể thiết kế phạm vi chiếm đất phụ, cấm chặt đến cây cối (xem như một vùng đặc biệt), phạm vi chiếm đất phụ này không nằm trong diện tích chiếm đất vĩnh viễn.
6.6.2.6 Diện tích đất đường sắt chiếm dụng vĩnh viễn ở khu vực các ga, thiết kế phải tùy theo từng loại ga, để bố trí mặt bằng tổng thể khu hành chính đường sắt của ga đó tại địa phương. Bao quanh diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn bằng hàng rào bảo vệ khu vực ga và đường bộ vào ga.
6.6.2.7 Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn thiết kế phải đủ bố trí mặt bằng đường ga, các công trình kiến trúc, quảng trường, sân chơi, vườn cây xanh và ke khách bãi hàng xếp dỡ vật tư, hàng hóa và các công trình liên quan với mục tiêu không lãng phí đất.
6.6.2.8 Khi thiết kế ranh giới chiếm đất vĩnh viễn để đường sắt xây dựng khu nhà ở trên nơi không có cây cối, phải xét đến diện tích cần để trồng cây.
6.6.3 Đất đường sắt mượn để thi công
6.6.3.1 Diện tích đất khi thiết kế mượn đất sử dụng vào công việc làm đường công vụ để thi công cầu vượt, hầm chui dân sinh, hầm đường sắt, tường chắn, kè nắn dòng chảy, hay dựng các lán trại, kho tàng, bến, bãi phục vụ tập kết vật tư, trang thiết bị thi công đường sắt hoặc đặt đường tạm để thi công đường chính.
6.6.3.2 Khi thiết kế phải tính toán đầy đủ diện tích đất mượn này một cách hợp lý, tiết kiệm. Sau khi thi công xong các hạng mục công trình đường sắt, phải bàn giao, hoàn trả địa phương theo đúng quy định.
6.6.4 Đất dự phòng cho đường sắt
6.6.4.1 Trong các hồ sơ Dự án ĐTXDCT lớn, thông thường được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, để phù hợp với sự tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hóa và khách đi tầu. Do đó khi thiết kế phải tính toán cụ thể: Diện tích đất giành cho XDCT đường sắt trong giai đoạn đầu và diện tích đất dự phòng cho đường sắt mở rộng thêm đường chính, thêm đường ga trong giai đoạn sau. Trong phạm vi khoanh vùng diện tích đất dự phòng không được xây dựng các công trình kiến trúc, nhà cửa vĩnh cửu và trồng cây lâu năm.
6.6.4.2 Tất cả các loại đất sử dụng XDCT đường sắt, đất dự phòng đều phải tiết kiệm và sử dụng đúng mục đích.

Như vậy, đất dùng cho xây dựng tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải tuân thủ quy định nêu trên.

Lựa chọn số hiệu ghi đường sắt trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải phù hợp quy định nào?

Theo tiểu mục 7.7 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến quy định việc lựa chọn số hiệu ghi đường sắt trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải đảm bảo các yêu cầu sau

- Ghi trên đường chính và đường đón gửi tầu khách có số hiệu ghi nhỏ hơn hoặc bằng 1/9.

- Ghi trên đường đón gửi tầu hàng và các đường ga khác có có số hiệu ghi nhỏ hơn hoặc bằng 1/8.

- Ghi trên các đường phụ trong ga (đường không đón chạy tầu chính quy) và đường trong các trạm đầu máy, toa xe có số hiệu ghi nhỏ hơn hoặc bằng 1/7.

- Để tiết kiệm chi phí xây dựng, khi thiết kế cải tạo, khôi phục, cho phép dùng lại các bộ ghi cũ trên đường chính còn tốt.

- Trong điều kiện địa hình khó khăn khi cải tạo yết hầu, kéo dài đường ga, ngoài việc sử dụng ghi sử dụng ghi giao chéo, ghi đối xứng hay các loại ghi khác mới, cũng có thể sử dụng lại các loại ghi cũ nói trên, còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cơ bản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,347 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào