Khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng trong căn hộ của nhà ở chung cư, cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên ở những nơi nào?

Khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng nhà ở chung cư, cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên ở những nơi nào để đảm bảo yêu cầu? Hệ thống điện chiếu sáng trong căn hộ của nhà ở chung cư được bảo vệ bằng thiết bị gì? Nội dung câu hỏi của anh Minh Hải tại Kiên Giang.

Khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng trong căn hộ của nhà ở chung cư, cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên ở những nơi nào?

Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 giải thích thì:

3.1. Căn hộ ở
Không gian ở cho một gia đình, một cá nhân hay tập thể, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của một gia đình, của tập thể cũng như của mỗi thành viên.
3.2. Nhà ở chung cư
Nhà ở hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều căn hộ gia đình, cá nhân.

Căn cứ theo tiết 7.3.2 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định về Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện như sau:

Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật
...
7.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện
7.3.1. Hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên được thiết kế theo TCXD 16:1986 và TCXD 29:1991.
7.3.2. Cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên ở những nơi sau đây: phòng ở, bếp, khu vệ sinh, tiền phòng, tổng cầu thang, hàng lang chung, phòng sinh hoạt công cộng trong ký túc xá. Đối với các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu, kho không nhất thiết phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp.
...

Theo yêu cầu về hệ thống kỹ thuật nêu trên, khi thiết kế nhà ở chung cư, cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên ở những nơi sau:

- Phòng ở, bếp, khu vệ sinh, tiền phòng, tổng cầu thang, hàng lang chung, phòng sinh hoạt công cộng trong ký túc xá.

- Đối với các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu, kho không nhất thiết phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp.

căn hộ

Hệ thống điện chiếu sáng trong căn hộ của nhà ở chung cư (Hình từ Internet)

Khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng nhà ở chung cư, tỷ lệ diện tích ô cửa được chiếu sáng của tất cả các phòng như thế nào để đảm bảo yêu cầu?

Căn cứ theo tiết 7.3.3 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định về Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện như sau:

Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật
...
7.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện
...
7.3.3. Tỷ lệ diện tích ô cửa được chiếu sáng của tất cả các phòng ở, bếp, so với diện tích sàn các khu vực kể trên không lớn hơn 1:5, tối thiểu, không nhỏ hơn 1:8.
7.3.4. Cách tính diện tích của các loại cửa lấy ánh sáng tham khảo quy định trong Phụ lục C.
7.3.5. Khi chiếu sáng qua ô cửa ở tường ngoài phía đầu hồi, thì chiều dài hành lang chung là 24 m và hai đầu hồi là 48 m.
Trường hợp hành lang dài hơn các giá trị trên cần phải thiết kế chiếu sáng tự nhiên bổ sung qua khoang lấy (chiếu) sáng. Khoảng cách giữa 2 khoang lấy sáng không lớn hơn 24 m. Khoảng cách giữa khoang lấy sáng và cửa chiếu sáng ở đầu hành lang không lớn hơn 30 m.
Nếu hành lang ngắn hơn 10 m, có thể chiếu sáng qua buồng thang hoặc cửa các phòng phụ bố trí dọc bên hành lang.
CHÚ THÍCH:
1) Bề rộng khoang lấy ánh sáng phải lớn hơn 1/2 bề sâu của khoang tính từ tường ngoài đến cạnh hành lang.
2) Khi dùng cửa sổ buồng thang để chiếu sáng bổ sung, tỉ lệ diện tích sàn buồng thang phải lớn hơn 1/6.
...

Như vậy, trong nhà ở chung cư, tỷ lệ diện tích ô cửa được chiếu sáng của tất cả các phòng ở, bếp, so với diện tích sàn các khu vực kể trên không lớn hơn 1:5, tối thiểu, không nhỏ hơn 1:8.

Hệ thống điện chiếu sáng trong căn hộ của nhà ở chung cư được bảo vệ bằng thiết bị gì?

Căn cứ theo tiết 7.3.7 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định về Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện như sau:

Yêu cầu về hệ thống kỹ thuật
...
7.3. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và thiết bị điện
...
7.3.6. Việc cung cấp điện từ tủ, bảng điện tầng đến bảng điện của từng căn hộ phải sử dụng các tuyến dây hoặc cáp điện dọc theo hành lang và chôn ngầm trong tường. Trường hợp kẹp nổi phải luồn dây qua ống nhựa chống cháy hoặc ống thép.
7.3.7. Hệ thống chiếu sáng trong căn hộ được bảo vệ bằng các áptomát. Số lượng các ổ cắm trong phòng không được ít hơn 2. Ổ cắm điện và các hộp nối lắp đặt trong phòng tắm và nhà bếp phải có bộ phận ngắt dòng và phải được đặt ở vị trí và độ cao thích hợp. Để an toàn, tất cả các công tắc, ổ cắm nối với nguồn điện phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất.
7.3.8. Trong nhà ở căn hộ phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng căn hộ. Trong nhà ở ký túc xá phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng phòng hoặc cho từng đơn nguyên.
7.3.9. Thiết kế hệ thống chống sét phải tuân theo quy định trong TCVN 9385:2012.

Theo đó, hệ thống điện chiếu sáng trong căn hộ của nhà ở chung cư được bảo vệ bằng các áptomát. Số lượng các ổ cắm trong phòng không được ít hơn 2.

Ổ cắm điện và các hộp nối lắp đặt trong phòng tắm và nhà bếp phải có bộ phận ngắt dòng và phải được đặt ở vị trí và độ cao thích hợp. Để an toàn, tất cả các công tắc, ổ cắm nối với nguồn điện phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất.

Trong nhà ở căn hộ phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng căn hộ. Trong nhà ở ký túc xá phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng phòng hoặc cho từng đơn nguyên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,550 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào