Khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho nhà và công trình xây dựng mới, các số liệu ban đầu cần được biết gồm những số liệu nào?
- Khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho nhà và công trình xây dựng mới, các số liệu ban đầu cần được biết gồm những số liệu nào?
- Việc bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng cần được đảm bảo bằng các biện pháp gì?
- Bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho nhà và công trình xây dựng mới, các số liệu ban đầu cần được biết gồm những số liệu nào?
Khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho nhà và công trình xây dựng mới, các số liệu ban đầu cần được biết được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12251:2020 như sau:
Quy định chung
...
4.3 Khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho nhà và công trình xây dựng mới, các số liệu ban đầu cần được biết là:
a) Thông tin về điều kiện khí hậu của khu vực xây dựng (theo số liệu tiêu chuẩn);
b) Kết quả khảo sát đã được thực hiện trong khu vực xây dựng (thành phần, mực nước và hướng chảy của nước ngầm, khả năng dâng cao mực nước ngầm, sự có mặt trong đất và nước ngầm các chất có tính ăn mòn vật liệu kết cấu xây dựng, các dòng điện rò rỉ và các yếu tố khác);
c) Đặc tính của môi trường ăn mòn khí (gồm các khí, xon khí): loại và nồng độ chất ăn mòn; nhiệt độ, độ ẩm của môi trường bên trong và ngoài nhà, có kể đến hướng gió chính, cũng như sự thay đổi có thể xảy ra của đặc tính môi trường trong giai đoạn sử dụng kết cấu xây dựng;
d) Các tác động cơ học, nhiệt, sinh học đến các kết cấu xây dựng;
e) Kết quả khảo sát địa kỹ thuật trên mặt bằng xây dựng cần nêu được đặc điểm của đất và nước ngầm ở độ sâu không nhỏ hơn độ sâu đặt các kết cấu xây dựng. Kết quả khảo sát cần có các thông tin dự báo về thay đổi của mực nước ngầm.
...
Như vậy, khi thiết kế bảo vệ chống ăn mòn cho nhà và công trình xây dựng mới, các số liệu ban đầu cần được biết là:
- Thông tin về điều kiện khí hậu của khu vực xây dựng (theo số liệu tiêu chuẩn);
- Kết quả khảo sát đã được thực hiện trong khu vực xây dựng (thành phần, mực nước và hướng chảy của nước ngầm, khả năng dâng cao mực nước ngầm, sự có mặt trong đất và nước ngầm các chất có tính ăn mòn vật liệu kết cấu xây dựng, các dòng điện rò rỉ và các yếu tố khác);
- Đặc tính của môi trường ăn mòn khí (gồm các khí, xon khí): loại và nồng độ chất ăn mòn; nhiệt độ, độ ẩm của môi trường bên trong và ngoài nhà, có kể đến hướng gió chính, cũng như sự thay đổi có thể xảy ra của đặc tính môi trường trong giai đoạn sử dụng kết cấu xây dựng;
- Các tác động cơ học, nhiệt, sinh học đến các kết cấu xây dựng;
- Kết quả khảo sát địa kỹ thuật trên mặt bằng xây dựng cần nêu được đặc điểm của đất và nước ngầm ở độ sâu không nhỏ hơn độ sâu đặt các kết cấu xây dựng. Kết quả khảo sát cần có các thông tin dự báo về thay đổi của mực nước ngầm.
Bảo vệ chống ăn mòn (Hình từ Internet)
Việc bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng cần được đảm bảo bằng các biện pháp gì?
Việc bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng cần được đảm bảo bằng các biện pháp được quy định tại tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12251:2020 như sau:
Quy định chung
...
4.5 Việc bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng cần được đảm bảo bằng các biện pháp bảo vệ ban đầu, bảo vệ bổ sung và các biện pháp đặc biệt.
...
Như vậy, việc bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng cần được đảm bảo bằng các biện pháp bảo vệ ban đầu, bảo vệ bổ sung và các biện pháp đặc biệt.
Bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần đáp ứng những yêu cầu chung được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12251:2020 như sau:
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Các biện pháp bảo vệ ban đầu cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép bao gồm:
a) Sử dụng loại bê tông bền lâu dưới tác động ăn mòn của môi trường. Biện pháp này được đảm bảo bằng cách lựa chọn thành phần bê tông, làm giảm độ thấm của bê tông, lựa chọn xi măng, cốt liệu, phụ gia giảm nước, phụ gia khoáng hoạt tính, phụ gia bảo vệ chống ăn mòn để nâng cao độ bền của bê tông trong môi trường ăn mòn và tăng hiệu quả bảo vệ của bê tông đối với cốt thép, các chi tiết đặt sẵn và bộ phận liên kết bằng thép; cách nước cho các mối nối bê tông nhờ các dây bện (ống cao su) giãn nở và băng cách nước đặt tại mối nối trong quá trình đổ bê tông.
b) Lựa chọn và áp dụng loại cốt thép phù hợp với đặc tính ăn mòn và điều kiện sử dụng;
c) Bảo vệ chống ăn mòn cho các chi tiết đặt sẵn và bộ phận liên kết trong giai đoạn chế tạo và lắp dựng kết cấu bê tông lắp ghép, bảo vệ các cốt thép ứng suất trước căng sau trong các ống cáp của kết cấu;
d) Tuân thủ các yêu cầu tính toán bổ sung và cấu tạo khi thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Trong đó có việc đảm bảo mác (cấp) bê tông, chiều dày lớp bê tông bảo vệ, độ chống thấm nước, độ thấm clorua, giới hạn bề rộng vết nứt và các yêu cầu khác.
5.1.2 Các biện pháp bảo vệ bổ sung cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép bao gồm:
a) Sơn phủ bề mặt, gồm cả lớp phủ ma tít;
b) Phủ mặt bằng lớp trát, tô, gạch lót với kết dính vô cơ, hữu cơ, thủy tinh lỏng và bitum;
c) Dán bề mặt bằng tấm trải và vật liệu màng;
d) Ốp bề mặt bằng vật liệu dạng viên hoặc blốc;
e) Xử lý làm chặt bề mặt bằng cách thẩm thấu các vật liệu bền hóa học;
f) Xử lý bề mặt bê tông bằng các chất thẩm thấu, tạo ra các sản phẩm kết tinh mới làm chặt cấu trúc xốp của bê tông:
g) Xử lý bề mặt bê tông bằng các chất kỵ nước;
h) Xử lý bề mặt bê tông bằng chế phẩm: chất sát trùng, bioxit.
...
Theo đó, bảo vệ chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần đáp ứng những yêu cầu chung được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.