Khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ sẽ tồn tại dưới dạng khí hay dạng lỏng?

Cho tôi hỏi khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ sẽ tồn tại dưới dạng khí hay dạng lỏng? Hệ thống phân phối và đo đếm LNG tại các trạm sử dụng riêng được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh V.M từ Bắc Ninh.

Hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ là gì?

Tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8618:2023 (SAE J2645:2018) về Hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ - Xe tải và xe khách có quy định về phạm vi áp dụng như sau:

Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với xe tải và xe khách sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên hỏa lỏng (LNG). Tiêu chuẩn này cung cấp các thông tin quan trọng đến hệ thống đo đếm và phân phối LNG.

Ngoài ra, tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8618:2023 (SAE J2645:2018) về Hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ - Xe tải và xe khách có quy định như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
3.6
Trạm phân phối (Dispenser)
Thiết bị được thiết kế để đo lường và giao nhận nhiên liệu lỏng.
3.7
Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied natural gas, LNG)
Khí thiên nhiên được xử lý, tách loại tạp chất và được hóa lỏng tại nhiệt độ khoảng -162 °C, ở áp suất khí quyển.
3.8
Lưu lượng kế khối lượng (Mass flow meter)
Một thiết bị dùng để đo khối lượng của dòng sản phẩm chảy qua hệ thống. Khối lượng có thể được xác định trực tiếp từ tác động của vật/chất lỏng lên bộ phận cảm biến của thiết bị đo hoặc có thể nội suy thông qua việc đo các tính chất của sản phẩm, chẳng hạn như thể tích, tỷ khối, nhiệt độ, áp suất và hiển thị giá trị dưới đơn vị khối lượng.
...

Từ những tiêu chuẩn vừa nêu thì có thể hiểu hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ là hệ thông phân phối và đo đếm khí thiên nhiên hóa lỏng được xe tải và xe khách sử dụng.

Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied natural gas) trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG đã được xử lý, tách loại tạp chất và được hóa lỏng tại nhiệt độ khoảng -162 °C, ở áp suất khí quyển.

Khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ sẽ tồn tại dưới dạng khí hay dạng lỏng?

Khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ sẽ tồn tại dưới dạng khí hay dạng lỏng? (Hình từ Internet)

Khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ sẽ tồn tại dưới dạng khí hay dạng lỏng?

Các vấn đề của hệ thống phân phối được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8618:2023 (SAE J2645:2018) về Hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ - Xe tải và xe khách như sau:

Các vấn đề của hệ thống phân phối
Có rất nhiều vấn đề bên ngoài các cảm biến đo lường làm ảnh hưởng đến độ chính xác đo. Dưới đây là những vấn đề chính cần xem xét để tránh đo lường không chính xác.
5.1 Hiệu chỉnh thể tích ống nạp
Khi thiết kế hệ thống phân phối cần xem xét đến lượng chất lỏng hay khí trong đoạn ống nạp phía sau đồng hồ đo. Thiết bị phân phối có thể được bổ sung tính năng hồi lưu chất lỏng, hệ thống xả lỏng ống nạp hay các phương pháp khác để đạt được tình trạng được kiểm soát.
5.2 Dòng hai pha
Dòng chảy LNG sẽ sôi khi chuyển từ bồn chứa tới xe nhận khi được gia nhiệt hay áp suất bị sụt giảm
Tùy thuộc vào hình dạng đường đi của tuyến ống mà LNG có thể tồn tại ở cả dạng hơi và lỏng trong hệ thống. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn đầu của quá trình phân phối. Hầu hết các đồng hồ đo trải qua các sai số do dòng hai pha. Một hệ thống phân phối LNG chính xác đòi hỏi phải có phương tiện/ thiết bị để phát hiện và hiệu chỉnh phù hợp khi xuất hiện dòng hai pha.
5.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ thay đổi có thể gây ảnh hưởng tới kích thước và tính chất vật liệu của hệ thống phân phối và thiết bị đo. Nhiệt độ cũng có tác động tới tỷ trọng của LNG. Cần tính đến những ảnh hưởng này đối với hệ thống phân phối bằng cách thiết kế, cân chỉnh hoặc các kỹ thuật hiệu chỉnh nếu cần thiết.
....

Như vậy, khí thiên nhiên hóa lỏng trong hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ có thể tồn tại dưới dạng khí và cả dạng lỏng, tùy thuộc vào hình dạng đường đi của tuyến ống mà LNG

Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn đầu của quá trình phân phối. Hầu hết các đồng hồ đo trải qua các sai số do dòng hai pha.

Một hệ thống phân phối LNG chính xác đòi hỏi phải có phương tiện/ thiết bị để phát hiện và hiệu chỉnh phù hợp khi xuất hiện dòng hai pha.

Hệ thống phân phối và đo đếm LNG tại các trạm sử dụng riêng được quy định như thế nào?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8618:2023 (SAE J2645:2018) về Hệ thống phân phối và đo đếm LNG cho phương tiện giao thông đường bộ - Xe tải và xe khách có quy định như sau:

Lựa chọn hệ thống phân phối
Khi lựa chọn hệ thống phân phối LNG, cần phải xem xét tới những loại phương tiện mà hệ thống đó phục vụ. Người sử dụng hệ thống phân phối LNG phải được hướng dẫn về tần suất nạp liệu, độ chính xác và những yêu cầu về đo lường.
6.1 Các trạm sử dụng riêng
Tại các trạm này có thể sử dụng hệ thống đo lường tương đối đơn giản vì việc đo đếm chỉ dành cho các mục đích nội bộ và độ chính xác trong việc phân phối nhiên liệu cho mỗi phương tiện là không quan trọng. Thông thường các hệ thống đo đếm có độ chính xác khoảng ± 2,5 % nhưng cũng có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của mỗi người sử dụng. Các thiết bị đo này thường không phải tuân theo các yêu cầu hoặc phê duyệt về trọng lượng và đo đếm.
6.2 Các trạm công cộng (Bán lẻ)
Nếu trạm phục vụ cho công cộng, đội xe, xe chính phủ (xe công) hoặc những người sử dụng LNG khác, nhiên liệu được phân phối như bán lẻ hoặc phân phối theo giá hợp đồng hay cho đội xe, loại hệ thống này là đối tượng để kiểm soát đo lường. Những hệ thống này có một yêu cầu độ chính xác tối thiểu là ±1,5 %.

Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì hệ thống phân phối và đo đếm LNG tại các trạm sử dụng riêng thường tương đối đơn giản vì việc đo đếm chỉ dành cho các mục đích nội bộ và độ chính xác trong việc phân phối nhiên liệu cho mỗi phương tiện là không quan trọng.

Thông thường các hệ thống đo đếm có độ chính xác khoảng ± 2,5 % nhưng cũng có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của mỗi người sử dụng. Các thiết bị đo này thường không phải tuân theo các yêu cầu hoặc phê duyệt về trọng lượng và đo đếm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

674 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào