Khi thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận chết thì những động sản nào của họ được phép mang đi?

Em ơi cho anh hỏi: Khi thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận chết thì những động sản nào của họ được phép mang đi? Và một người không còn là thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì có cần thông báo cho Nước tiếp nhận không? Đây là câu hỏi của anh Minh Duẫn đến từ Đà Nẵng.

Khi thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận chết thì những động sản nào của họ được phép mang đi?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 39 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
2. Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại
3. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện chết, các thành viên gia đình họ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.
4. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này hay một người trong gia đình cùng sống chung với họ chết. Nước tiếp nhận cho phép mang đi những động sản của người đã chết, trừ tài sản đã có được ở nước này là những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết. Sẽ không thu thuế và lệ phí thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết đã có mặt tại Nước này với tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện hay là thành viên gia đình một thành viên của cơ quan đại diện

Như vậy, khi thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận chết thì Nước tiếp nhận cho phép mang đi những động sản của người đó, trừ tài sản đã có được ở nước này là những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết.

Sẽ không thu thuế và lệ phí thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết đã có mặt tại Nước này với tư cách là thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao.

Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)

Một người không còn là thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì có cần thông báo cho Nước tiếp nhận không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận được thông báo về:
a) Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
c) Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được, phải thông báo trước việc đến và đi hẳn.

Như vậy, một người không còn là thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao thì Nước cử phải thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận về thông tin này.

Trong trường hợp nào Nước tiếp nhận phải dành phương tiện vận chuyển cần thiết cho viên chức ngoại giao và thành viên trong gia đình của họ?

Căn cứ theo Điều 44 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

Nước tiếp nhận, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang, phải dành sự giúp đỡ cần thiết để những người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ không phải là công dân Nước tiếp nhận, cũng như các thành viên gia đình họ, không phân biệt quốc tịch nào, được rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận trong thời hạn sớm nhất. Đặc biệt, nếu cần, Nước tiếp nhận phải dành cho họ các phương tiện vận chuyển cần thiết cho bản thân họ và tài sản của họ.

Như vậy, Nước tiếp nhận trong trường hợp đặc biệt và cần thiết ngay cả khi xung đột vũ trang phải dành phương tiện vận chuyển cần thiết cho viên chức ngoại giao và thành viên trong gia đình của họ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,166 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào