Khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm mục đích gì?
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa là do đâu?
- Khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm mục đích gì?
- Các chương trình nghiên cứu chống sa mạc hóa có cần được đưa vào các chương trình hành động các nước và vùng không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa là do đâu?
Theo Lời nói đầu của Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 có đề cập như sau:
LỜI NÓI ĐẦU
Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992.
Sau hơn một năm tham khảo ý kiến đóng góp của hơn 1.000 nước trên thế giới, cuối cùng Công ước đã được hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994.
Mục tiêu của Công ước là:
- Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá
- Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá
- Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi v.v...
- Hiện trạng về sa mạc hoá
Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệu người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.
Theo báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hoá là do chăn thả bừa bãi, canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu lạc hậu, mất rừng dẫn đến thay đổi khí hậu.
Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.
...
Như vậy, theo báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa là do chăn thả bừa bãi, canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu lạc hậu, mất rừng dẫn đến thay đổi khí hậu.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 16 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Thu thập phân tích và trao đổi thông tin
Các bên cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin để bảo đảm theo dõi được thường xuyên tình hình suy thoái đất đai. Phải có kế hoạch dự báo trước tình hình khí hậu thay đổi, thông báo cho các địa phương biết, các công việc cụ thể là :
(a) Tăng cường mạng lưới quốc tế về thu thập, xử lý và trao đổi thông tin thông qua hệ thống quan sát ở các cấp nhằm :
i. Sử dụng có hiệu quả các hệ thống
ii. thu thập số liệu tại các trạm xa xôi hẻo lánh
iii. sử dụng và phổ biến kỹ thuật thu tập số liệu về suy thoái đất đai
iv. nối mạng thống tin các quốc gia và vùng với mạng quốc tế.
(b) Bảo đảm các thông tin thu thập được sẽ hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương.
(c) Xây dựng và hỗ trợ các dự án so phương và đa phương, thu thập và xử lý các thông tin về sinh học, xã hội, kinh tế.
(d) Sử dụng có hiệu quả các tổ chức chính phủ và liên chính phủ trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin.
(e) Kết hợp thu thập thông tin về kinh tế xã hội và sinh học.
(f) Sử dụng nguồn lực sẵn có của địa phương trong việc phòng chống sa mạc hoá và giảm nhẹ hậu quả hạn hán.
(g) Gắn với chính sách và pháp luật của mỗi quốc gia để bảo đảm trao đổi thông tin và mang lại lợi ích cho mọi người dân.
Như vậy, khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm để bảo đảm theo dõi được thường xuyên tình hình suy thoái đất đai. Phải có kế hoạch dự báo trước tình hình khí hậu thay đổi, thông báo cho các địa phương biết.
Các chương trình nghiên cứu chống sa mạc hóa có cần được đưa vào các chương trình hành động các nước và vùng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nghiên cứu và phát triển
...
2. Chương trình nghiên cứu cần được đưa vào các chương trình hành động các nước và vùng. Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ xem xét các ưu tiên nghiên cứu, sẽ tổ chức các cuộc họp định kì của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật để tư vấn về vấn đề này.
Theo đó, các chương trình nghiên cứu chống sa mạc hóa cần được đưa vào các chương trình hành động các nước và vùng.
Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ xem xét các ưu tiên nghiên cứu, sẽ tổ chức các cuộc họp định kì của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật để tư vấn về vấn đề này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.