Khi tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng thì cơ quan nhà nước phải trả trước bao nhiêu giá trị hợp đồng?

Trường hợp chưa có định mức kinh tế kỹ thuật thì cơ quan tôi phải xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng như thế nào? Ở lần tạm ứng hợp đồng đầu tiên thì cơ quan tôi phải trả trước cho cơ sở đào tạo bao nhiêu giá trị của hợp đồng? Câu hỏi của anh Toàn từ TP.HCM

Cơ quan nhà nước xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khi chưa có định mức kinh tế kỹ thuật dựa trên những nội dung nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTCkhoản 7 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC) quy định về việc xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo khi chưa có định mức kinh tế kỹ thuật như sau:

Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;
2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;
3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng:
a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;
b) Người dạy nghề không thuộc trường hợp tại điểm a khoản này: mức chi do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất, tối đa không quá mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.
6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).
7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.
8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).
10. Chi phí khác.
11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).

Như vậy, cơ quan nhà nước khi xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khi chưa có định mức kinh tế kỹ thuật dựa trên chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ; chi phí mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;...và các nội dung khác theo quy định nêu trên.

Khi tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng thì cơ quan nhà nước phải trả trước bao nhiêu giá trị hợp đồng?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định về tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo như sau:

Tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo
Việc tạm ứng hợp đồng được thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng đặt hàng đào tạo, đảm bảo mức tạm ứng và hồ sơ tạm ứng như sau:
1. Mức tạm ứng hợp đồng
a) Tạm ứng lần đầu ngay sau khi ký hợp đồng bằng 50% giá trị hợp đồng.
b) Tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo từ 03 tháng trở lên khi cơ sở đào tạo đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian khóa đào tạo. Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế thực hiện, nhưng tối đa mức tạm ứng cả hai lần không quá 80% giá trị hợp đồng và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó.
2. Đối với tạm ứng lần hai, cơ sở đào tạo cần gửi: văn bản đề nghị tạm ứng lần hai; quyết định mở lớp, kèm theo danh sách học viên; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo từng lớp học; danh sách học viên thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng.

Theo đó, ngay sau khi ký kết hợp đồng đặt hàng đào tạo với với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng thì cơ quan nhà nước phải tạm ứng thanh toán lần đầu bằng 50% giá trị hợp đồng.

Lần tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo từ 03 tháng trở lên khi cơ sở đào tạo đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian khóa đào tạo.

Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế thực hiện, nhưng tối đa mức tạm ứng cả hai lần không quá 80% giá trị hợp đồng và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó.

Đối với tạm ứng lần hai, cơ sở đào tạo cần gửi: văn bản đề nghị tạm ứng lần hai; quyết định mở lớp, kèm theo danh sách học viên; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo từng lớp học; danh sách học viên thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng.

Khi tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo thì cơ quan nhà nước phải trả trước bao nhiêu giá trị hợp đồng?

Khi tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo thì cơ quan nhà nước phải trả trước bao nhiêu giá trị hợp đồng? (Hình từ Internet)

Thực hiện thanh lý hợp đồng đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng sau khi kết thúc khóa đào tạo như thế nào?

Theo Điều 12 Thông tư 152/2016/TT-BTC thì việc thanh lý hợp đồng đặt hàng đào tạo sau khi kết thúc khóa được thực hiện như sau:

- Khi kết thúc lớp học, cơ sở đào tạo có văn bản gửi cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo đề nghị thanh lý hợp đồng, kèm theo các tài liệu sau:

+ Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng;

+ Quyết định công nhận tốt nghiệp, danh sách học viên được cấp chứng chỉ;

+ Bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề: danh sách học viên được doanh nghiệp tuyển dụng có xác nhận của doanh nghiệp; danh sách học viên được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm có xác nhận của doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm; danh sách học viên tự tạo việc làm từ nghề đào tạo tại địa phương có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các trường hợp thành lập tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hoặc làm nghề đã được học tại địa phương;

+ Bảng tổng hợp thanh quyết toán các nội dung chi cho lớp học;

+ Các chứng từ chi tiêu có liên quan đến chi phí tổ chức đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, đi lại có chữ ký nhận tiền của học viên (để đối chiếu, cơ sở trực tiếp đào tạo lưu giữ theo quy định hiện hành).

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu của cơ sở đào tạo theo quy định, cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo có trách nhiệm nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển số kinh phí còn phải thanh toán theo biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo cho cơ sở đào tạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,395 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào