Khi phát hiện vụ cháy rừng chủ rừng có trách nhiệm thông báo nhanh tới cơ quan nào? Những phương tiện, thiết bị nào được sử dụng trong chữa cháy rừng?
Khi phát hiện vụ cháy rừng chủ rừng có trách nhiệm thông báo nhanh tới cơ quan nào?
Theo Điều 9 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thông tin dự báo và phát hiện sớm cháy rừng
…
3. Trách nhiệm thông báo khi có cháy rừng xảy ra
a) Chủ rừng, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm cập nhật, thông báo nhanh tới Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh cập nhật, thông báo nhanh tới Cục Kiểm lâm.
b) Nội dung thông báo gồm: thời gian, địa điểm cháy; loại rừng, loài cây bị cháy; diễn biến và quy mô đám cháy; nhận định các tình huống khẩn cấp; công tác tổ chức chữa cháy rừng.
c) Thông báo nhanh thực hiện bằng các hình thức: văn bản, qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, qua phần mềm báo cáo nhanh của lực lượng kiểm lâm hoặc bằng các phương tiện thông tin khác nhanh nhất có thể.
Theo đó, căn cứ quy định nêu trên, chủ rừng có trách nhiệm thông báo nhanh ngay khi phát hiện vụ cháy rừng tới Hạt Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm cập nhật, thông báo nhanh tới Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh cập nhật, thông báo nhanh tới Cục Kiểm lâm.
Khi phát hiện vụ cháy rừng chủ rừng có trách nhiệm thông báo nhanh tới cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc cung cấp thông tin cá nhân cho người tiếp nhận thông tin cháy rừng?
Theo Điều 10 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng
1. Người được huy động trực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này có nhiệm vụ:
a) Theo dõi thông tin cấp dự báo cháy rừng, thông tin các điểm cháy sớm phát hiện từ ảnh vệ tinh trên Website, cổng thông tin điện tử của Cục Kiểm lâm để thông báo cho kiểm lâm địa bàn hoặc lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách kiểm tra, xác minh;
b) Tiếp nhận thông tin về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng và thông tin báo cáo cháy rừng của người dân;
c) Khi tiếp nhận tin báo cháy rừng, người nhận tin báo phải hỏi rõ và ghi vào sổ tiếp nhận các thông tin sau: Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy; địa điểm, thời gian xảy ra cháy; những thông tin về đám cháy như: loại rừng xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cơ cháy lan, nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực dân cư và những thông tin khác liên quan đến đám cháy; đồng thời, báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây viết là Nghị định số 156/2018/NĐ-CP).
2. Việc xử lý thông tin báo cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng của từng cấp phù hợp với từng địa phương.
Theo đó, khi tiếp nhận tin báo cháy rừng, người nhận tin báo phải hỏi rõ và ghi vào sổ tiếp nhận các thông tin cá nhân của người phát hiện cháy rừng bao gồm:
- Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy;
- Địa điểm, thời gian xảy ra cháy;
- Những thông tin về đám cháy như: loại rừng xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cơ cháy lan, nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực dân cư và những thông tin khác liên quan đến đám cháy;
Đồng thời, báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
Những phương tiện, thiết bị nào được sử dụng trong chữa cháy rừng?
Theo Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng bao gồm:
- Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm: phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
- Căn cứ loại rừng và điều kiện, yêu cầu thực tế của từng địa phương, tổ chức, chủ rừng có thể trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho phòng cháy và chữa cháy rừng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT.
Các yêu cầu đối với trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng, cụ thể:
- Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng cho lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng phải bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng trong mọi tình huống cháy rừng, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và chủ rừng.
- Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng phải đảm bảo về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng; được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc quyền quản lý sử dụng trong các trường hợp sau đây ngoài việc sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng cơ giới vào công tác chữa cháy rừng, cụ thể:
Luyện tập, thực tập phương án chữa cháy rừng, chỉ được sử dụng trong các trường hợp:
+ Phục vụ công tác bảo đảm an ninh chính trị;
+ Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Cấp cứu người bị nạn, xử lý tai nạn khẩn cấp phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai;
+ Chống chặt phá rừng trái pháp luật và tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.