Khi phát hiện hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa có hiện tượng đổ vỡ thì xử lý như thế nào? Nếu hành lý ký gửi bị hư hỏng do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường như thế nào?

Tôi có thắc mắc nếu tàu không xuất bến đúng thời gian quy định có được xem là lỗi của người kinh doanh vận tải không? khi đó xử lý như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật? Khi phát hiện hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa có hiện tượng đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải xử lý như thế nào? Nếu hành lý ký gửi bị hư hỏng do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường như thế nào? Trên đây là câu hỏi của bạn Kim Quyên ở tại Tp. Nha Trang.

Tàu không xuất bến đúng thời gian quy định người kinh doanh vận tải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải như sau:

Trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải
1. Trường hợp phương tiện không xuất bến đúng thời gian quy định, hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người kinh doanh vận tải phải bố trí nơi ăn, nghỉ cho hành khách và chịu chi phí; nếu hành khách không tiếp tục đi, trả lại vé thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền vé, tiền cước cho hành khách.
...

Theo đó, nếu tàu không xuất bến đúng thời gian quy định, hành khách phải chờ đợi qua đêm thì được xem là lỗi của người kinh doanh vận tải.

Khi đó, người kinh doanh vận tải phải bố trí nơi ăn, nghỉ cho hành khách và chịu chi phí. Nếu hành khách không tiếp tục đi, trả lại vé thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền vé, tiền cước cho hành khách.

Hành lý ký gửi

Hành lý ký gửi (Hình từ Internet)

Khi phát hiện hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa có hiện tượng đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về hành lý ký gửi trong quá trình vận tải như sau:

Hành lý ký gửi trong quá trình vận tải
1. Trường hợp phát hiện hành lý ký gửi có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ hoặc đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thông báo và cùng hành khách có hành lý đó thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện. Khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn, nếu phát sinh tổn thất phải lập biên bản có xác nhận của người có hành lý đó, đại diện hành khách. Các chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu cả hai bên đều không có lỗi thì chi phí và thiệt hại phát sinh thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.
2. Trường hợp bất khả kháng, nếu không đảm bảo an toàn, người kinh doanh vận tải có quyền dỡ một phần hoặc toàn bộ hành lý ra khỏi phương tiện; người có hành lý phải tự bảo quản; mọi chi phí và tổn thất thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.
...

Theo đó, trường hợp phát hiện hành lý ký gửi có hiện tượng đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thông báo và cùng hành khách có hành lý đó thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện.

Khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn, nếu phát sinh tổn thất phải lập biên bản có xác nhận của người có hành lý đó, đại diện hành khách.

Các chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu cả hai bên đều không có lỗi thì chi phí và thiệt hại phát sinh thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.

Trường hợp bất khả kháng, nếu không đảm bảo an toàn, người kinh doanh vận tải có quyền dỡ một phần hoặc toàn bộ hành lý ra khỏi phương tiện. Người có hành lý phải tự bảo quản và mọi chi phí, tổn thất thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.

Hành lý ký gửi trên đường thủy nội địa bị hư hỏng do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường như thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 59/2015/TT-BGTVT quy định về bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát, hư hỏng như sau:

Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hành lý ký gửi, bao gửi hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Theo giá trị đã kê khai đối với hành lý ký gửi, bao gửi có kê khai giá trị; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì theo giá trị thiệt hại thực tế;
b) Theo mức do hai bên thỏa thuận;
c) Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
d) Trường hợp không kê khai giá trị hàng hóa thì theo quy định sau đây: đối với hành lý ký gửi mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng tiền Việt Nam cho 01 kg hành lý ký gửi tổn thất; đối với bao gửi, mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng tiền Việt Nam cho 01 kg bao gửi tổn thất; 7.000.000 đồng tiền Việt Nam đối với mỗi bao hoặc kiện tổn thất.
2. Hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ; người vận tải được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải còn phải hoàn lại cho hành khách hoặc người gửi hàng toàn bộ tiền cước hoặc phụ phí của số hành lý ký gửi, bao gửi bị tổn thất.

Theo đó, trường hợp hành lý ký gửi bị hư hỏng do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:

- Theo giá trị đã kê khai đối với hành lý ký gửi có kê khai giá trị. Trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì theo giá trị thiệt hại thực tế;

- Theo mức do hai bên thỏa thuận;

- Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng. Trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;

- Trường hợp không kê khai giá trị hàng hóa thì theo quy định sau đây: đối với hành lý ký gửi mức bồi thường không vượt quá 20.000 đồng tiền Việt Nam cho 01 kg hành lý ký gửi tổn thất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

982 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào