Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?

Cho tôi hỏi: Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không? Nhà nước có chính sách gì trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm? Câu hỏi của chị T (Hà Nội).

Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu?

Căn cứ Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm
...
3. Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất.
5. Trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm thực hiện việc xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật trong giám sát bệnh truyền nhiễm.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ khác khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thì có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong hoạt động giám sát.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất.

Như vậy, khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất.

Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?

Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? (Hình từ Internet)

Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế như sau:

Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:
1. Bệnh bạch hầu.
2. Bệnh ho gà.
3. Bệnh sởi.
4. Bệnh rubella.
5. Bệnh than.
6. Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
7. Bệnh tay chân miệng.
8. Bệnh thủy đậu.
9. Bệnh quai bị.

Theo đó, các bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:

- Bệnh bạch hầu.

- Bệnh ho gà.

- Bệnh sởi.

- Bệnh rubella.

- Bệnh than.

- Bệnh viêm màng não do não mô cầu.

- Bệnh tay chân miệng.

- Bệnh thủy đậu.

- Bệnh quai bị.

Như vậy, bệnh thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và bắt buộc tổ chức cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có chính sách gì trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm?

Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.
2. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.
5. Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
6. Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
7. Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, những chính sách của Nhà nước trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:

- Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

- Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

- Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

471 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào