Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến không?

Cho tôi hỏi khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến không? Nếu phát hiện tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế gửi đến có dấu hiệu bị bóc thì người nhận tài liệu phải làm gì? Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế nơi nhận có phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu không? Việc thu hồi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định thế nào? Việc lưu trữ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Hà đến từ Vũng Tàu.

Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến không?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến
1. Khi nhận tài liệu mật, văn thư phải vào sổ "Tài liệu mật đến" để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.
2. Nếu tài liệu mật đến mà bì trong có dấu "chỉ người có tên mới được bóc bì", văn thư vào sổ theo số ký hiệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên ghi trên bì đi vắng thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, văn thư không được bóc bì.
...

Như vậy, khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế thì văn thư có phải vào sổ tài liệu mật đến để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.

Tài liệu mật

Tài liệu mật (Hình từ Internet)

Nếu phát hiện tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế gửi đến có dấu hiệu bị bóc thì người nhận tài liệu phải làm gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến
...
3. Trường hợp tài liệu mật được gửi đến mà không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời báo lại nơi gửi để rút kinh nghiệm. Nếu phát hiện tài liệu mật gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bì hoặc tài liệu bị trao đổi, mất, hư hỏng, thì người nhận phải báo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
...

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc nếu phát hiện tài liệu mật mang bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bị bóc thì người nhận phải báo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi nhận tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế nơi nhận có phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu không?

Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến
...
4. Khi nhận tài liệu mật, nơi nhận phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu mật phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để kịp thời xử lý.

Theo đó, khi nhận tài liệu mật trong ngành Y tế nơi nhận phải hoàn ngay phiếu gửi cho nơi đã gửi tài liệu. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu mật phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để kịp thời xử lý.

Việc thu hồi tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:

Thu hồi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có đóng dấu thu hồi, khi nhận cũng như khi trả đều phải kiểm tra, đối chiếu và xóa sổ để bảo đảm tài liệu không bị thất lạc.

Như vậy, văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn tài liệu mật trong ngành Y tế có đóng dấu thu hồi, khi nhận cũng như khi trả đều phải kiểm tra, đối chiếu và xóa sổ để bảo đảm tài liệu không bị thất lạc.

Việc lưu trữ tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định về việc lưu trữ tài liệu mật như sau:

Lưu trữ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Tài liệu "tuyệt mật", "tối mật", "mật" phải được bảo quản, lưu trữ nghiêm ngặt, tổ chức lưu trữ riêng tại nơi có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ các loại tài liệu mật do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.

Như vậy, tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành Y tế phải được bảo quản, lưu trữ nghiêm ngặt, tổ chức lưu trữ riêng tại nơi có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ các loại tài liệu mật do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,149 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào