Khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu của mình thì xử lý như thế nào?
Khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu của mình thì xử lý như thế nào?
Theo Điều 50 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định:
- Thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi người yêu cầu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5, trừ trường hợp không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này.
- Quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án ra quyết định;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án;
+ Lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án;
+ Tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án;
+ Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ, bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu;
+ Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;
+ Các quyết định của Tòa án.
- Quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.
- Tòa án phải giao hai bản quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, khi người yêu cầu bắt giữ tàu biển xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu của mình thì thẩm phán ra ngay quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.
Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển
Theo Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển như sau:
- Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh này, theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:
+ Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác;
+ Gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.
Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì tài sản bảo đảm được tạm gửi giữ tại Tòa án; Tòa án chỉ nhận khoản tiền hoặc giấy tờ có giá và tiến hành niêm phong, bảo quản. Vào ngày làm việc tiếp theo, người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng dưới sự giám sát của Tòa án.
- Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.
- Khi quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Thẩm phán phải xem xét biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng và giá trị bảo đảm tài chính có thể đủ hoặc chưa đủ để bồi thường thiệt hại;
+ Trả lại một phần giá trị bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng và giá trị bảo đảm tài chính vượt quá trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại;
+ Trả lại toàn bộ giá trị bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển nếu xét thấy yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng.
Khiếu nại quyết định bắt giữ tàu biển
Thời hạn khiếu nại quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án là bao lâu?
Theo Điều 51 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định về khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án như sau:
- Chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và thuyền trưởng có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án. Thời hạn khiếu nại là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.
Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án. Thời hạn kiến nghị là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
- Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án;
+ Hủy quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.
- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Như vậy, trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án thì chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và thuyền trưởng có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.