Khi nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế thì có cần nêu biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng không?
- Khi nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế thì có cần nêu biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng không?
- Thông báo nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế có thể bị hủy bỏ khi nào?
- Điều ước quốc tế được xác định là vô hiệu tuy nhiên nếu có những hành vi đã thực hiện trên cơ sở của một điều ước thì xử lý như thế nào?
Khi nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế thì có cần nêu biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Thủ tục cho việc tuyên vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước
1. Trên cơ sở các quy định của Công ước này, bên nêu lên một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước hoặc một lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó, sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác. Trong thông báo phải ghi rõ các biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng các biện pháp đó.
2. Trừ các trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu sau một thời hạn không dưới ba tháng kể từ ngày nhận được thông báo, mà không có bên nào phản đối, thì bên thông báo có thể thực hiện các biện pháp mà mình dự kiến, theo các thể thức quy định ở Điều 67.
3. Tuy nhiên, nếu có một sự phản đối của một bên nào khác thì các bên sẽ phải tìm kiếm một giải pháp ghi tại Điều 33 của Hiến chương Liên hiệp quốc.
4. Không có điểm nào trong các khoản trên ảnh hưởng đến các quyền hoặc nghĩa vụ của các bên đối với bất kỳ quy định nào đang có hiệu lực giữa họ với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
5. Không phương hại đến quy định của Điều 45, việc một quốc gia không thông báo theo quy định của khoản 1 sẽ không cản trở quốc gia đó gửi thông báo đó để trả lời một bên khác khi bên này yêu cầu thi hành điều ước hoặc nêu lên việc vi phạm điều ước.
Theo đó, khi nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế thì sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác.
Trong thông báo phải ghi rõ các biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng các biện pháp đó.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thông báo nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế có thể bị hủy bỏ khi nào?
Căn cứ theo Điều 68 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Hủy bỏ các thông báo và những văn kiện quy định ở các Điều 65 và 67
Các thông báo hoặc những văn kiện quy định tại các Điều 65 và 67 có thể bị hủy bỏ bất kỳ thời điểm nào trước khi nó có hiệu lực.
Như vậy, thông báo nêu lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước quốc tế có thể bị hủy bỏ bất kỳ thời điểm nào trước khi nó có hiệu lực.
Điều ước quốc tế được xác định là vô hiệu tuy nhiên nếu có những hành vi đã thực hiện trên cơ sở của một điều ước thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Hậu quả của sự vô hiệu của một điều ước
1. Một điều ước là vô hiệu nếu như sự vô hiệu đó được xác định theo Công ước này. Các quy định của một điều ước vô hiệu là không có hiệu lực pháp lý.
2. Tuy nhiên, nếu có những hành vi đã thực hiện trên cơ sở của một điều ước như vậy thì:
a) Mỗi bên đều có thể yêu cầu bất kỳ một bên nào khác, ở mức độ có thể, xác định tình hình có thể đã xảy ra trong quan hệ giữa họ với nhau nếu như những hành vi trên không được thực hiện.
b) Những hành vi đã được thực hiện một cách có thiện chí trước khi sự vô hiệu của điều ước được nêu lên sẽ không bị coi là phi pháp chỉ vì sự vô hiệu của điều ước.
3. Trong các trường hợp thuộc các điều 40, 50, 51 hoặc 52, thì sẽ không áp dụng khoản 2 đối với bên chịu trách nhiệm về hành vi man trá, hành vi gây tham nhũng, cưỡng ép.
4. Trong trường hợp mà sự đồng ý của một quốc gia xác định chịu sự ràng buộc của một điều ước nhiều bên là khiếm khuyết, thì quy tắc trên đây sẽ được áp dụng trong quan hệ giữa quốc gia đó và các bên khác tham gia điều ước.
Như vậy, điều ước quốc tế được xác định là vô hiệu tuy nhiên nếu có những hành vi đã thực hiện trên cơ sở của một điều ước thì:
- Mỗi bên đều có thể yêu cầu bất kỳ một bên nào khác, ở mức độ có thể, xác định tình hình có thể đã xảy ra trong quan hệ giữa họ với nhau nếu như những hành vi trên không được thực hiện.
- Những hành vi đã được thực hiện một cách có thiện chí trước khi sự vô hiệu của điều ước được nêu lên sẽ không bị coi là phi pháp chỉ vì sự vô hiệu của điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.