Khi nào phải thành lập mặt cắt chi tiết trong quá trình thi công nhiệm vụ điều tra địa chất về khoáng sản?

Xin chào, tôi muốn hỏi là khi nào phải thành lập mặt cắt chi tiết trong quá trình thi công nhiệm vụ điều tra địa chất về khoáng sản? Việc thành lập mặt cắt chi tiết cần đảm bảo những yêu cầu gì không? - Câu hỏi của anh Tài (TP. HCM)

Khi nào phải thành lập mặt cắt chi tiết trong quá trình thi công nhiệm vụ điều tra địa chất về khoáng sản?

thanh-lap-mat-cat-chi-tiet

Khi nào phải thành lập mặt cắt chi tiết trong quá trình thi công nhiệm vụ điều tra địa chất về khoáng sản? (Hình từ Internet)

Theo Điều 10 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định như sau:

Mặt cắt chi tiết
1. Mặt cắt chi tiết được thành lập trong công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản các tỷ lệ. Mặt cắt chi tiết được bố trí cắt ngang cấu trúc địa chất, cắt qua các thành tạo địa chất hoặc các thân khoáng sản.
2. Đo vẽ mặt cắt chi tiết phải sử dụng địa bàn và thước dây để xác định chiều dài, hướng, góc dốc địa hình của các đoạn mặt cắt khác nhau. Tại điểm khảo sát chính phải xác định tọa độ bằng GPS.
3. Việc mô tả, lấy mẫu phải được tiến hành trên toàn bộ chiều dài mặt cắt một cách chi tiết. Sau khi hoàn thành khảo sát ngoài trời, phải thành lập sơ đồ mặt cắt chi tiết gồm bình đồ và mặt cắt đứng.
4. Bình đồ mặt cắt chi tiết phải được thể hiện ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập sao cho thể hiện được đầy đủ thành phần đất, đá; các yếu tố cấu trúc, các loại mẫu lấy và kết quả phân tích chủ yếu. Dọc theo đường hành trình khảo sát của mặt cắt phải thể hiện các đường độ cao của mặt cắt làm cơ sở để vẽ mặt cắt đứng.
5. Mặt cắt đứng của mặt cắt chi tiết được vẽ theo các đoạn thẳng dọc theo đường hành trình và cùng tỷ lệ với bình đồ. Trên mặt cắt phải thể hiện đường địa hình dọc theo mặt cắt; thành phần, đặc điểm chính của các thành tạo địa chất, khoáng sản và cấu trúc của chúng, đồ thị xạ đường bộ (nếu có); chỉ dẫn và các ký hiệu cần thiết. Đối với các thành tạo trầm tích phải thành lập cột địa tầng để thể hiện thành phần, trật tự và chiều dày của chúng.
6. Mặt cắt chi tiết phải ghi đầy đủ tên, chữ ký người thành lập, người kiểm tra, được bổ sung các kết quả phân tích và được chỉnh lý trong quá trình thi công. Các mẫu cục phải được sắp xếp theo mặt cắt và chụp ảnh để lưu giữ.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì mặt cắt chi tiết được thành lập trong công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản các tỷ lệ. Mặt cắt chi tiết được bố trí cắt ngang cấu trúc địa chất, cắt qua các thành tạo địa chất hoặc các thân khoáng sản.

Ngoài ra, khi thành lập mặt cắt chi tiết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đo vẽ mặt cắt chi tiết phải sử dụng địa bàn và thước dây để xác định chiều dài, hướng, góc dốc địa hình của các đoạn mặt cắt khác nhau. Tại điểm khảo sát chính phải xác định tọa độ bằng GPS.

- Việc mô tả, lấy mẫu phải được tiến hành trên toàn bộ chiều dài mặt cắt một cách chi tiết. Sau khi hoàn thành khảo sát ngoài trời, phải thành lập sơ đồ mặt cắt chi tiết gồm bình đồ và mặt cắt đứng.

- Bình đồ mặt cắt chi tiết phải được thể hiện ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập sao cho thể hiện được đầy đủ thành phần đất, đá; các yếu tố cấu trúc, các loại mẫu lấy và kết quả phân tích chủ yếu. Dọc theo đường hành trình khảo sát của mặt cắt phải thể hiện các đường độ cao của mặt cắt làm cơ sở để vẽ mặt cắt đứng.

- Mặt cắt đứng của mặt cắt chi tiết được vẽ theo các đoạn thẳng dọc theo đường hành trình và cùng tỷ lệ với bình đồ. Trên mặt cắt phải thể hiện đường địa hình dọc theo mặt cắt; thành phần, đặc điểm chính của các thành tạo địa chất, khoáng sản và cấu trúc của chúng, đồ thị xạ đường bộ (nếu có); chỉ dẫn và các ký hiệu cần thiết. Đối với các thành tạo trầm tích phải thành lập cột địa tầng để thể hiện thành phần, trật tự và chiều dày của chúng.

- Mặt cắt chi tiết phải ghi đầy đủ tên, chữ ký người thành lập, người kiểm tra, được bổ sung các kết quả phân tích và được chỉnh lý trong quá trình thi công. Các mẫu cục phải được sắp xếp theo mặt cắt và chụp ảnh để lưu giữ.

Mục đích của việc lập bản đồ địa chất khoáng sản các tỷ lệ là gì?

Theo Điều 3 Phần I Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 49:2012/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 23/2012/TT-BTNMT quy định nội dung bản đồ địa chất về khoáng sản bao gồm:

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của lập BĐĐCKS-50
3.1. Mục tiêu của lập BĐĐCKS-50 là lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, phát hiện, dự báo triển vọng khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác; xác định hiện trạng môi trường địa chất và dự báo các tai biến địa chất.
3.2. Nhiệm vụ của lập BĐĐCKS-50
3.2.1. Nghiên cứu thành phần vật chất, khoanh định diện phân bố và làm rõ quan hệ của các thể địa chất, cấu trúc, lịch sử phát triển địa chất.
3.2.2. Phát hiện, khoanh định các diện tích có triển vọng khoáng sản; dự báo tiềm năng khoáng sản; xác lập quy luật phân bố các loại khoáng sản và những tiền đề, dấu hiệu phát hiện chúng.
3.2.3. Xác định vị trí, quy mô, nguyên nhân và dự báo khả năng xảy ra các tai biến địa chất, các dị thường địa chất, địa hóa, địa vật lý trong môi trường địa chất; các diện tích chứa khoáng sản độc hại.
3.2.4 Phát hiện, khoanh định các diện tích có đặc điểm địa chất thuận lợi để tàng trữ, vận chuyển nước dưới đất.
3.2.5. Điều tra, khoanh định các điểm, khu vực có ý nghĩa bảo tồn địa chất, có khả năng trở thành di sản địa chất.
3.2.6. Ở những khu vực quy hoạch xây dựng các công trình kinh tế, quốc phòng, phân bố dân cư, công tác lập BĐĐCKS-50 kết hợp với điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
3.2.7. Nội dung điều tra địa chất khoáng sản được thực hiện theo chuyên đề. Số lượng các chuyên đề được tiến hành phụ thuộc vào đặc điểm địa chất khoáng sản của khu vực điều tra nhưng phải được dự kiến ngay từ khi lập đề án và được điều chỉnh phù hợp trong quá trình thi công.

Theo đó, mục đích của lập bản đồ địa chất khoáng sản là lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, phát hiện, dự báo triển vọng khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác; xác định hiện trạng môi trường địa chất và dự báo các tai biến địa chất.

Lập bản đồ địa chất khoáng sản phải bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 3.2 Điều 3 Mục 4 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 49:2012/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 23/2012/TT-BTNMT quy định nội dung bản đồ địa chất về khoáng sản bao gồm:

Mục 4. SẢN PHẨM LẬP BĐĐCKS-50
3. Nội dung các bản đồ
...
3.2. Bản đồ địa chất thể hiện các nội dung sau:
3.2.1. Diện phân bố các phân vị địa chất, các tập, các thể địa chất đã được đo vẽ hoặc được giải đoán theo tài liệu địa vật lý, tư liệu viễn thám; diện phân bố các đá có thành phần thạch học đặc trưng, các tầng, lớp đánh dấu.
3.2.2. Diện phân bố các đới đá bị biến đổi, các đá nguồn gốc kiến tạo.
3.2.3. Các ranh giới địa chất được phân định theo mức độ tin cậy.
3.2.4. Các đới đứt gãy, vị trí, quy mô và đặc điểm động học của chúng.
3.2.5. Các yếu tố cấu tạo mặt và đường.
3.2.6. Các mỏ khoáng, biểu hiện khoáng sản, biểu hiện khoáng hóa được đánh số liên tục trong mỗi mảnh (tờ) bản đồ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
3.2.7. Các điểm, diện tích có giá trị về địa mạo, địa chất, khoáng sản.
3.2.8. Vị trí đã xảy ra và có khả năng xảy ra tai biến địa chất các loại.
3.2.9. Vị trí, diện tích có đặc điểm khác thường về môi trường địa chất, các dị thường từ, dị thường phóng xạ.
3.2.10. Các lỗ khoan và công trình khai đào có các thông tin quan trọng phản ánh đặc điểm cấu trúc địa chất hoặc tài nguyên khoáng sản của vùng.
3.2.11. Vị trí tìm thấy hóa thạch, di chỉ khảo cổ, lấy mẫu xác định tuổi đồng vị.
3.2.12. Chỉ dẫn, các mặt cắt địa chất, danh sách các mỏ khoáng, biểu hiện khoáng sản, biểu hiện khoáng hóa và các sơ đồ ở tỷ lệ nhỏ hơn như sơ đồ kiến tạo, sơ đồ mức độ nghiên cứu.

Theo đó, bản đồ địa chất thể hiện các nội dung sau:

- Diện phân bố các phân vị địa chất, các tập, các thể địa chất đã được đo vẽ hoặc được giải đoán theo tài liệu địa vật lý, tư liệu viễn thám; diện phân bố các đá có thành phần thạch học đặc trưng, các tầng, lớp đánh dấu.

- Diện phân bố các đới đá bị biến đổi, các đá nguồn gốc kiến tạo.

- Các ranh giới địa chất được phân định theo mức độ tin cậy.

- Các đới đứt gãy, vị trí, quy mô và đặc điểm động học của chúng.

- Các yếu tố cấu tạo mặt và đường.

- Các mỏ khoáng, biểu hiện khoáng sản, biểu hiện khoáng hóa được đánh số liên tục trong mỗi mảnh (tờ) bản đồ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

- Các điểm, diện tích có giá trị về địa mạo, địa chất, khoáng sản.

- Vị trí đã xảy ra và có khả năng xảy ra tai biến địa chất các loại.

- Vị trí, diện tích có đặc điểm khác thường về môi trường địa chất, các dị thường từ, dị thường phóng xạ.

- Các lỗ khoan và công trình khai đào có các thông tin quan trọng phản ánh đặc điểm cấu trúc địa chất hoặc tài nguyên khoáng sản của vùng.

- Vị trí tìm thấy hóa thạch, di chỉ khảo cổ, lấy mẫu xác định tuổi đồng vị.

- Chỉ dẫn, các mặt cắt địa chất, danh sách các mỏ khoáng, biểu hiện khoáng sản, biểu hiện khoáng hóa và các sơ đồ ở tỷ lệ nhỏ hơn như sơ đồ kiến tạo, sơ đồ mức độ nghiên cứu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,341 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào