Khi nào ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc và chuyển sang thực hiện phương án phục hồi?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi nào ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc và chuyển sang thực hiện phương án phục hồi? Câu hỏi của chị K.P.M đến từ TP.HCM.

Phương án phục hồi được áp dụng trong trường hợp nào?

Ngân hàng thương mại

Phương án phục hồi được áp dụng trong trường hợp nào?

(Hình từ Internet)

Căn cứ tại khoản 36 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về phương án phục hồi như sau:

36. Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

Như vậy, phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có được hỗ trợ vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước hay không?

Căn cứ tại Điều 151c Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc như sau:

Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi như sau:

Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;

Như vậy, ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được hỗ trợ vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước.

Khi nào ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc và chuyển sang thực hiện phương án phục hồi?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 151a Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về xây dựng và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt như sau:

Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, trừ trường hợp đã có báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 147 của Luật này và báo cáo kiểm toán đó được phát hành trong thời hạn 06 tháng trước ngày Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc.
2. Căn cứ kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập về giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thực hiện việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn cụ thể.
Trường hợp ngân hàng thương mại hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện phương án đã được phê duyệt hoặc xây dựng và thực hiện phương án phục hồi theo quy định tại Mục 1b Chương VIII của Luật này hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145b của Luật này.
Trường hợp ngân hàng thương mại không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao dự kiến xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án chuyển giao bắt buộc của bên nhận chuyển giao dự kiến, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án chuyển giao bắt buộc.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án chuyển giao bắt buộc do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước trình, Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc và giao Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc.
7. Trường hợp không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

Như vậy, trong trường hợp ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc thực hiện thành công việc tăng vốn theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước trong thời gian xác định thì có thể không thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc và chuyển sang thực hiện phương án phục hồi.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

433 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào