Khi máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia nhảy sự cố thì nhân viên vận hành và Điều độ viên phải xử lý như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Anh có thắc mắc về máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia cụ thể là khi máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia nhảy sự cố thì nhân viên vận hành và Điều độ viên phải xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Đức đến từ Đà Nẵng.

Khi máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia nhảy sự cố thì nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:

Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
1. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý như sau:
a) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên máy biến áp bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
- Ảnh hưởng của sự cố máy biến áp.
b) Xử lý sự cố máy biến áp theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành ban hành. Chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp;
c) Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
...

Như vậy, khi máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia nhảy sự cố thì nhân viên vận hành phải xử lý như sau:

- Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:

+ Tên máy biến áp bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;

+ Ảnh hưởng của sự cố máy biến áp.

- Xử lý sự cố máy biến áp theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành ban hành. Chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp;

- Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2014/TT-BCT.

Hệ thống điện quốc gia

Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)

Khi máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia nhảy sự có thì Điều độ viên phải xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:

Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
...
2. Điều độ viên của Cấp điều độ có quyền điều khiển chỉ huy xử lý như sau:
a) Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp do sự cố máy biến áp theo quy định tại các điều 49, 51 và 53 Thông tư này;
b) Chỉ huy cô lập hoặc đưa máy biến áp trở lại vận hành theo quy định tại Điều 38 Thông tư này;
c) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.

Theo đó, khi máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia nhảy sự có thì Điều độ viên phải xử lý như sau:

- Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp do sự cố máy biến áp theo quy định tại các điều 49, 51 và Điều 53 Thông tư 28/2014/TT-BCT;

- Chỉ huy cô lập hoặc đưa máy biến áp trở lại vận hành theo quy định tại Điều 38 Thông tư 28/2014/TT-BCT;

- Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.

Việc ngừng vận hành máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia dẫn đến ngừng cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng thì Điều độ viên cần làm gì?

Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 28/2014/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 31/2019/TT-BCT quy định như sau:

Khôi phục máy biến áp sau sự cố
...
4. Trường hợp việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến ngừng cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi đủ các điều kiện sau:
a) Nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng;
b) Nhân viên vận hành thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành đồng ý đưa trở lại vận hành.

Do đó, nếu việc ngừng vận hành máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia dẫn đến ngừng cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng thì Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi đủ các điều kiện như sau:

- Nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng;

- Nhân viên vận hành thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành đồng ý đưa trở lại vận hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,314 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào