Khi mắc bệnh giun xoắn thì lợn thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh gồm những mẫu nào?
Khi mắc bệnh giun xoắn thì lợn thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh giun xoắn như sau:
Cách tiến hành
6.1. Chẩn đoán lâm sàng
6.1.1. Dịch tễ học
Bệnh thường xảy ra ở vùng nuôi (lợn) thả rông, có tập quán ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín như món gỏi, lạp, thịt chua…
Người, động vật có vú, lưỡng cư, chim ăn thịt đều có thể mắc bệnh.
Đường truyền lây: Sự lây truyền từ ký chủ này sang ký chủ khác là do ăn phải thịt chưa nấu hoặc nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun xoắn.
6.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Con vật bị sốt từ 39oC đến 40oC, bị tiêu chảy, có cảm giác ngứa, đi lại khó khăn, ăn uống không bình thường, khó nuốt, gầy yếu, hay nằm. Thủy thũng ở mắt.
6.1.3. Giải phẫu bệnh học
Thịt có màu trắng nhạt tới đỏ tím, thịt thường rắn hơn bình thường chỗ cơ viêm.
Phổi xuất huyết, tụ máu, thủy thũng, có khí nhồi huyết.
Não viêm, có khí xuất huyết.
...
Như vậy, trong trường hợp mắc bệnh giun xoắn thì lợn sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như sốt từ 39 độ C đến 40 độ C, bị tiêu chảy, có cảm giác ngứa, đi lại khó khăn, ăn uống không bình thường, khó nuốt, gầy yếu, hay nằm. Thủy thũng ở mắt.
Khi mắc bệnh giun xoắn thì lợn thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)
Để chẩn đoán bệnh giun xoắn ở lợn thì có thể sử dụng những mẫu bệnh phẩm nào để chẩn đoán?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn quy định về mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh giun xoắn như sau:
Lấy mẫu
5.1. Mẫu huyết thanh
Sát trùng vị trí lấy mẫu máu bằng bông cồn. Dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy từ 2ml đến 3ml, để đông chắt lấy phần huyết thanh. Dùng bông khô tiệt trùng lau ở vị trí vừa lấy máu xong.
5.2. Mẫu cơ
Các vị trí thích hợp lần lượt là
- Lợn: Cơ hoành, cơ lưỡi, cơ vùng mặt, cơ bụng
- Ngựa: Cơ lưỡi, cơ mặt, cơ hoành, cơ cổ
- Gấu: Cơ hoành, cơ mặt, cơ lưỡi
- Chim: Cơ vùng đầu
- Cá sấu: Cơ mặt, cơ liên sườn.
Khối lượng mẫu cơ lấy tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm
Các mẫu bệnh phẩm phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC đến 4oC, dán nhãn cùng với các thông tin về mẫu. Chuyển bện phẩm đến phóng thí nghiệm càng nhanh càng tốt trong điều kiện bảo quản lạnh khoảng 2oC đến 8oC.
CHÚ THÍCH: Khi tiến hành lấy mẫu bệnh nhân phải được trang bị dụng cụ bảo hộ như găng tay cao su sử dụng một lần, lưỡi dao mổ sử dụng một lần. Lấy bệnh phẩm cẩn thận, tránh để mầm bệnh vương vãi ra ngoài môi trường.
Theo tiêu chuẩn trên thì mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh giun xoắn ở lợn gồm mẫu huyết thanh và mẫu cơ:
Đối với mẫu huyết thanh thì cần sát trùng vị trí lấy mẫu máu bằng bông cồn. Dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy từ 2ml đến 3ml, để đông chắt lấy phần huyết thanh. Dùng bông khô tiệt trùng lau ở vị trí vừa lấy máu xong.
Đối với mẫu cơ thì có thể lẫy các mẫu cơ hoành, cơ lưỡi, cơ vùng mặt, cơ bụng để làm mẫu bệnh phẩm.
Khối lượng mẫu cơ lấy tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm
Các mẫu bệnh phẩm phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 4 độ C, dán nhãn cùng với các thông tin về mẫu. Chuyển bện phẩm đến phóng thí nghiệm càng nhanh càng tốt trong điều kiện bảo quản lạnh khoảng 2 độ C đến 8 độ C.
Việc chẩn đoán bệnh giun xoắn ở lợn bằng phương pháp ép cơ thì cần thực hiện ra sao?
Theo tiết 6.2.1.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn quy định về phương pháp ép cơ như sau:
Cách tiến hành
...
6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
6.2.1. Phát hiện ấu trùn giun xoắn
6.2.1.1. Phương pháp ép cơ
6.2.1.1.1. Nguyên tắc
Dưới tác dụng của lực cơ học, cơ được dàn mỏng bộc lộ ấu trùng giun xoắn.
6.2.1.1.2. Chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu cỡ khoảng 1 gam. Dùng dao, kéo cắt phần cơ thành những lát mỏng cỡ 3mm x 10mm.
6.2.1.1.3. Cách tiến hành
Chia đều những lát cơ đã cắt vào hai bên của kính ép cơ.
Vặn chặt 2 đầu vít của kính ép cơ sao cho cơ được dàn mỏng tối đa.
Kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phóng đại 150 lần hoặc 400 lần.
GHI CHÚ: Hiện nay, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) không khuyến cáo kiểm tra thịt tại các cơ sở giết mổ bằng phương pháp này vì độ nhạy thấp và khó phát hiện giun xoắn không có kén như loài T. pseudospiralis, T. papuae, T. zimbabwensis. Tuy nhiên, phương pháp này dễ thực hiện và chi phí thấp và có thể áp dụng tại những nơi chưa có điều kiện thực hiện phương pháp tiêu cơ.
...
Sau khi đã lấy được những mẫu bệnh phẩm ở lợn (Cơ hoành, cơ lưỡi, cơ vùng mặt, cơ bụng) thì cần chia đều mẫu bệnh phẩm đã cắt vào hai bên của kính ép cơ.
Vặn chặt 2 đầu vít của kính ép cơ sao cho cơ được dàn mỏng tối đa. Kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phóng đại 150 lần hoặc 400 lần.
Dưới tác dụng của lực cơ học, cơ được dàn mỏng bộc lộ ấu trùng giun xoắn gây nên bệnh cho lợn.
Lưu ý: hiện nay, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) không khuyến cáo kiểm tra thịt tại các cơ sở giết mổ bằng phương pháp này vì độ nhạy thấp và khó phát hiện giun xoắn không có kén như loài T. pseudospiralis, T. papuae, T. zimbabwensis. Tuy nhiên, phương pháp này dễ thực hiện và chi phí thấp và có thể áp dụng tại những nơi chưa có điều kiện thực hiện phương pháp tiêu cơ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.